Việc đảm bảo được các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal sẽ tạo cơ hội rộng mở hơn cho ngành du lịch
Chứng nhận Halal & thị trường tiêu dùng Hồi giáo chưa được khai thác
Halal – chìa khóa mở cửa thị trường thực phẩm chức năng Hồi giáo
Cùng tìm hiểu các nhãn hiệu Halal
Để được chứng nhận Halal, doanh nghiệp cần đạt những tiêu chuẩn gì?
Cơ hội lớn trong ngành dịch vụ, du lịch cho du khách người Hồi giáo
Theo báo cáo về chỉ số Hồi giáo toàn cầu năm 2022 của Công ty du lịch CrescentRating (Singapore), du lịch lữ hành tăng trưởng từ 108 triệu khách vào năm 2013 đến 160 triệu khách vào năm 2019. Sau đại dịch COVID-19, số du khách theo đạo Hồi cũng có xu hướng tăng trưởng trở lại mạnh mẽ, ước tính đạt 26 triệu khách vào năm 2021 và dự báo năm 2023 sẽ phục hồi 80% (tương đương khoảng 140 triệu khách).
Dự báo tăng trưởng thị trường sẽ trở lại mức 160 triệu vào năm 2024, do sự mở rộng của du lịch quốc tế. Đến năm 2028, dự đoán khoảng 230 triệu lượt khách du lịch Hồi giáo sẽ đi du lịch ra nước ngoài, chi tiêu sẽ lên tới 225 tỉ USD.
Theo Sở Du lịch, những năm gần đây, các tỉnh miền Trung nước ta đã đón tiếp rất nhiều du khách quốc tế là người Hồi giáo, nhất là từ thị trường Malaysia và Indonesia. Theo đó, Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau đại dịch đã kết nối mạnh mẽ với các nước Đông Nam Á và cả Trung Đông, trong đó có các quốc gia có tỉ lệ người Hồi giáo cao như Malaysia, Indonesia, Singapore, Ấn Độ… Số lượng người theo đạo Hồi trên thế giới là 1,8 tỷ người, riêng trong khu vực ASEAN là 255 triệu người.
Tiêu chuẩn Halal - điều kiện cần để phát triển dịch vụ thân thiện với người Hồi giáo
Dù thị trường dịch vụ, du lịch cho người Hồi giáo được đánh giá rất rộng lớn, có xu hướng phát triển mạnh mẽ, nhưng hiện nay nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong ngành dịch vụ, du lịch vẫn chưa nắm được nhiều thông tin về về thị trường này, cũng như chưa có sự đầu tư rộng rãi nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng đặc thù này.
Theo đó, để phát triển du lịch thân thiện với người Hồi giáo, các đơn vị cần hiểu rõ về văn hóa, hành vi và nhu cầu đặc biệt của khách du lịch Hồi giáo, chẳng hạn như việc khách Hồi giáo chỉ tiêu thụ thực phẩm Halal, các cơ sở phục vụ phải đáp ứng các nhu cầu như có phòng cầu nguyện, hoặc nhu cầu đi du lịch của khách Hồi giáo có xu hướng tăng rất cao sau tháng Ramadan - tháng lễ quan trọng nhất của đạo Hồi (thường vào dịp tháng 4 - 5).
Điều này sẽ giúp các đơn vị tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng cho phù hợp với tiêu chuẩn Halal, từ đó thu hút được thị trường khách quốc tế tiềm năng này.
Ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá điểm đến, xúc tiến đường bay, tìm kiếm thị trường, chia sẻ thông tin để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn trong việc tìm các doanh nghiệp có khả năng cung cấp các nguyên liệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Halal. Bên cạnh đó, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cũng sẽ hỗ trợ giới thiệu sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hồi giáo do các doanh nghiệp địa phương xây dựng để tiếp cận, khai thác các thị trường khách Hồi giáo một cách có hiệu quả.
Bên cạnh ngành dịch vụ, du lịch, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, nhằm xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng hóa Việt Nam, tạo thuận lợi thương mại cho xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường Halal.
Theo đó, tính tới tháng 5/2023, Việt Nam đã ban hành 4 tiêu chuẩn quốc gia TCVN lĩnh vực Halal (Thực phẩm Halal - Yêu cầu chung; Thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; Thức ăn chăn nuôi Halal; Thực phẩm Halal - Yêu cầu đối với giết mổ động vật).
Trước mắt, với tinh thần ngoại giao phục vụ kinh tế và phát triển, nước ta đang chú trọng việc phát triển ngành Halal Việt Nam toàn diện, chuyên nghiệp, nhằm khai mở một thị trường lớn, tiềm năng và tạo thêm sinh lực mới cho sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước.
Bình luận của bạn