Chứng nhận Halal trong thực hành sản xuất, xử lý dược phẩm

Chứng nhận Halal có cả ý nghĩa về mặt quy chuẩn kĩ thuật, nhưng chủ yếu là về mặt tôn giáo

Sản xuất hữu cơ – hướng đi bền vững cho rượu vang Prosecco

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất rượu vang ở New Zealand?

Ngành dược cần làm gì để cạnh tranh ngay trên sân nhà?

2 nhà máy IMC được Cục ATTP cấp Chứng nhận GMP

Chứng nhận Halal là gì?

Theo tiếng Ả Rập, “halal” có nghĩa là "cho phép hoặc hợp pháp". Thuật ngữ “halal” đặc biệt liên quan đến Luật ăn kiêng của Hồi giáo, đặc biệt là thịt được chế biến và chuẩn bị theo các yêu cầu tín ngưỡng.

Chứng nhận Halal là xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần, hội đủ điều kiện trong sản xuất, cũng như đáp ứng được yêu cầu Tiêu chuẩn Halal.

Dược phẩm Halal là gì?

Theo tiêu chuẩn Malaysia, khái niệm “dược phẩm” bao gồm các sản phẩm dược ở dạng thuốc thành phẩm, bao gồm cả thuốc theo toa, các sản phẩm thuốc không kê đơn, thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc có phóng xạ dùng trong chẩn đoán bệnh, các loại thuốc y học cổ truyền, sản phẩm được nghiên cứu dùng làm thuốc… được con người sử dụng, đã được đăng ký với Cục Quản lý Dược phẩm, Bộ Y tế Malaysia.

Như vậy, dược phẩm Halal được xác định là sản phẩm có chứa các thành phần được cho phép theo Luật Shariah (luật Hồi giáo quy định những hành vi mà con người có nghĩa vụ phải thực hiện, tùy ý hoặc theo quy định), thực hiện đầy đủ các điều kiện sau:

- Không chứa bất cứ bộ phận hoặc sản phẩm nào từ động vật bị cấm, động vật không được giết mổ theo quy định của luật Shariah.

- Không chứa “najs” (các chất dơ) mà điển hình nhất là thịt chó, thịt lợn và các sản phẩm có chiết xuất từ 2 loại thực phẩm này; Đồ uống và thực phẩm có chứa hoặc trộn lẫn với cồn… theo Luật Shariah.

Dược phẩm Halal không được sử dụng thịt chó, thịt lợn

Dược phẩm Halal không được sử dụng thịt chó, thịt lợn

- An toàn khi tiêu thụ, không gây ngộ độc, không độc hại hoặc không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

- Không sử dụng thiết bị ô uế, có chứa các chất dơ trong quá trình sơ chế, chế biến hoặc sản xuất.

- Trong quá trình sơ chế, chế biến, vận chuyển, đóng gói, lưu trữ và phân phối, hình thái vật chất của thực phẩm phải được tách biệt khỏi những thực phẩm không đáp ứng các quy định trên, hoặc bất cứ đồ vật nào được Luật Shariah coi là chất dơ.

Sản xuất, xử lý dược phẩm cho người Hồi giáo: Cần đảm bảo cả Chứng nhận Halal và Tiêu chuẩn GMP

Chứng nhận Halal có cả ý nghĩa về mặt quy chuẩn kĩ thuật, nhưng chủ yếu là về mặt tôn giáo. Do đó, để đảm bảo tốt hơn về mặt an toàn, đảm bảo kiểm soát được chất lượng của sản phẩm, việc sản xuất, xử lý dược phẩm vẫn cẩn tuân theo Tiêu chuẩn GMP (Good manufacturing practice - Thực hành sản xuất tốt).

Theo đó, ngoài việc phải đảm bảo các yếu tố cơ sở vật chất, nguyên liệu, quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, lưu trữ… đúng theo Tiêu chuẩn GMP, hệ thống sản xuất, xử lý dược phẩm cho người Hồi giáo còn cẩn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn Halal.

Để làm được điều này, các tổ chức, công ty cần đảm bảo có đủ nhân sự có trình độ để thiết lập và duy trì hệ thống đảm bảo tiêu chuẩn Halal. Tổ chức, công ty cũng cần đào tạo cho tất cả nhân viên về nguyên tắc Halal, cũng như ứng dụng thực tế vào các khâu chuẩn bị, sản xuất, đóng gói, lưu trữ…

Kiểm soát nguyên liệu theo Chứng nhận Halal

 

Ngoài việc tất cả các chất dơ đều bị cấm, việc kiểm soát nguyên liệu theo Chứng nhận Halal còn có một số điều đặc biệt sau:

- Việc sử dụng cồn tổng hợp được cho phép.

- Tất cả các loại thực vật và sản phẩm từ thực vật đều được phép sử dụng, ngoại trừ các loại có chứa độc tố, có khả năng gây ngộ độc hoặc nguy hại cho sức khỏe.

- Một số loài động vật không được Chứng nhận Halal công nhận có thể kể tới như lợn, chó; Động vật bị cấm giết hại theo Hồi giáo như ong mật, chim gõ kiến; Động vật có răng dài thẳng, răng nanh để giết con mồi như hổ, gấu, voi, mèo, khỉ; Chim ăn thịt như đại bàng, cú; Các loài gây hại, có nọc độc như chuột, gián, rết, bọ cạp, rắn, ong vò vẽ; Động vật sống cả trên cạn và dưới nước như cá sấu, rùa, ếch…

- Các sản phẩm và/hoặc phụ phẩm từ các sinh vật biến đổi gene (GMOs) hoặc có chứa các thành phần làm từ các nguyên liệu gene của các động vật không được Chứng nhận Halal công nhận sẽ không được phép sử dụng trong sản xuất.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất