Bộ Công Thương: Cần có sự tham gia của các hiệp hội trong xã hội hóa an ninh, an toàn thực phẩm

Hội thảo “Triển khai Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm - Ảnh: ĐCSVN

Dòng chảy Sức khỏe+: Đại hội Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam nhiệm kỳ IV (2022-2027)

Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam: Nhiệm kỳ mới - Tầm nhìn mới

VAFF tiếp tục kiến nghị về Dự thảo Nghị định kiểm tra về ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu

Cập nhật 5 xu hướng thực phẩm chức năng nửa cuối năm 2023

Những khó khăn trong đánh giá thực tiễn bước đầu triển khai Chỉ thị

Theo Bộ Công Thương, công tác xã hội hóa ở một số khâu dịch vụ công (xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đào tạo truyền thông...) phục vụ quản lý nhà nước về ATTP chưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động được sự tham gia tích cực của các lực lượng trong xã hội, nhất là sự tham gia của các hội, hiệp hội (trong đó có Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam - PV) và các doanh nghiệp lớn vào công tác xã hội hóa. Hoạt động quảng bá thương hiệu hàng hóa và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực ATTP chưa được coi trọng đúng mức.

Bên cạnh đó, trong tham luận tại Hội thảo, Bộ Công Thương còn đề cập đến những vướng mắc khác trong đánh giá thực tiễn bước đầu triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW như:

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cơ quan quản lý ATTP ở một số địa phương chỉ dừng lại ở văn bản, hành chính là chủ yếu, chưa quyết liệt trong chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện công tác ATTP.

- Số lượng công chức làm công tác quản lý nhà nước về ATTP ngành Công Thương ở tuyến tỉnh, huyện, xã còn thiếu về số lượng với yêu cầu quản lý. Nguồn nhân lực được đào tạo đúng chuyên ngành làm công tác quản lý về ATTP còn chiếm tỷ lệ chưa cao; Còn hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm nghiệm, áp dụng chỉ tiêu kiểm soát ATTP. Trong khi đó, số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP nhiều và thường xuyên biến động nên khó khăn cho công tác quản lý nhà nước cũng như việc triển khai thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ.

- Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ATTP được coi trọng nhưng chưa thực sự thường xuyên, việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện cònhạn chế; Có lúc, xuất hiện thông tin chưa chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm và công tác quản lý ATTP. Tuyên truyền về các quy định, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm ATTP còn ít, chưa cụ thể.

- Công tác truyền thông, tổ chức tập huấn về bảo đảm an toàn thực phẩm trong phân phối; Kết nối thực phẩm an toàn vào hệ thống phân phối; Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm lồng ghép trong các nội dung công tác thường xuyên như: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bình ổn thị trường, Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh nông sản, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tuy đã được chính phủ quan tâm....nhưng, năm 2023, kinh phí được cấp để thực hiện các nhiệm vụ này quá ít so với nhu cầu tổng hợp từ các địa phương và đơn vị trong Bộ.

- Thanh tra, kiểm tra nhiều nhưng tỷ lệ xử lý rất thấp, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ cho việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa đầy đủ; Hệ thống kiểm nghiệm ATTP đủ năng lực chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn.

- Luật ATTP quy định 02 biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATTP (Điều 6) bao gồm: Xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có 02 Điều xử lý về hành vi vi phạm về ATTP (Điều 193: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Điều 317: Tội vi phạm quy định về ATTP). Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất khó chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội biết rõ là thực phẩm không đảm bảo an toàn.

- Văn bản hướng dẫn thi hành Luật ATTP tập trung nhiều vào hướng dẫn kỹ thuật quản lý ATTP, còn ít văn bản quy định về bảo đảm nguồn lực, để thực hiện các mục tiêu ATTP phục vụ quản lý nhà nước.

- Hiện nay các hoạt động buôn bán hàng hóa thông qua hoạt độngthương mại điện tử và rên nền tảng mạng xã hội như: Zalo, facebook, tiktok,... ngày càng trở nên phổ biến. Một số đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ xem thương mại điện tử là một kênh buôn bán phụ, nhỏ, không xuyên suốt nên không đăng ký hoạt động hay thông tin cho cơ quan quản lý Nhà nước mà chỉ thực hiện bán hàng dưới dạng những bài đăng trên trang cá nhân qua các mạng xã hội, các mặt hàng được kinh doanh chủ yếu là thực phẩm chức năng, sữa, hoa quả, đồ ăn vặt tự làm, thức ăn chế biến sẵn. Với đặc thù loại hình hoạt động kinh doanh này rất khó phát hiện địa điểm kinh doanh, nơi cất giấu hàng hóa, nhiều đối tượng đã lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác thu thập thông tin, phát hiện dấu hiệu vi phạm, đối tượng vi phạm để kiểm tra, xử lý theo quy định.

- Về vấn đề kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, về cơ sở chính trị đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Kiến nghị, đề xuất các giải pháp

Để giải quyết khó khăn vướng mắc đặt ra nêu trên nhằm góp phần triển khai có hiệu quả Chỉ thị trong thời gian tới, Bộ Công Thương kiến nghị, đề xuất các giải pháp/nhóm giải pháp như sau:

- Sửa đổi, bổ sung Luật ATTP theo hướng đổi mới phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và sản phẩm thực phẩm hài hòa quy định quốc tế, hiệu quả và khả thi nhằm phù hợp.

- Sửa đổi một số điều của pháp luật khác như Luật Thú y, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến hoạt động kiểm soát ATTP làm cơ sở để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi thực hiện pháp luật về kiểm soát ATTP, bảo đảm thực thi Luật ATTP hiệu lực, hiệu quả, chú trọng hơn nữa trong phân định chức năng quản lý, tránh chồng chéo giữa ba bộ: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, và Bộ NN&PTNT.

- Đề nghị Bộ Tài chính bố trí nguồn kinh phí để phục vụ các mặt công tác: Xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm, tuyên truyền, lấy mẫu, kiểm nghiệm và tiêu hủy thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, chất phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Sửa đổi, bổ sung Bộ Luật hình sự để tăng cường tính răn đe và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về ATTP.

 
Nguyễn Thanh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn