Tim đập nhanh: Khi nào nguy hiểm, khi nào không quá đáng lo?

Tim đập nhanh là tình trạng phổ biến, có thể khiến nhiều người thấy lo lắng

Tim đập nhanh, mệt mỏi có phải rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 không?

Tim đập nhanh, giật mình khi ngủ có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh khi bị COVID-19 điều trị thế nào hiệu quả?

Có những nguyên nhân nào gây nhịp tim nhanh, làm sao phòng ngừa?

Bác sỹ Lê Đức Việt, khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Xanh Pôn trả lời:

Chào bạn!

Trên thực tế, trường hợp tim đập nhanh không đáng lo ngại là những trường hợp nhịp tim nhanh nhưng chưa gây ra các triệu chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra mình có nhịp tim nhanh, dù chưa có triệu chứng nhưng đa số mọi người vẫn sẽ thấy lo lắng. Do đó, bạn có thể chủ động đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể.

Còn những trường hợp nhịp tim nhanh gây ra triệu chứng đều được coi là nguy hiểm. Các triệu chứng có thể bao gồm nhịp tim nhanh, cộng thêm hồi hộp, trống ngực, đau ngực, khó thở, choáng váng, hoặc nặng nề nhất là ngất xỉu. 

 

Với những trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa tim mạch tại các bệnh viện lớn để tránh nguy hiểm và giảm rủi ro cho mình. Nguyên nhân là bởi các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, rồi thậm chí là cảm giác choáng váng đôi khi chưa hẳn đã là do bệnh nhịp tim nhanh mà có thể do các bệnh lý khác. 

Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng kể trên, các bác sỹ sẽ chưa thể chẩn đoán được chính xác mức độ nguy hiểm mà triệu chứng nhịp tim nhanh gây ra. Do đó, khi đi khám, ngoài việc thăm khám triệu chứng, các bác sỹ còn có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm nữa để có thể chẩn đoán được mức độ nguy hiểm của nhịp tim nhanh.

Các xét nghiệm này có thể bao gồm đo điện tâm đồ, Holter điện tâm đồ (hay máy ghi điện tâm đồ trong vòng 24 tiếng) để phát hiện tình trạng nhịp tim nhanh như thế nào. Trong quá trình ghi Holter điện tâm đồ, nếu cảm thấy choáng váng, đau ngực hay khó thở, bạn cần ghi chú lại thời điểm đó và thông báo lại với bác sỹ.

Sau đó, các bác sỹ có thể kiểm tra lại thời điểm đó để xem trong khoảng thời gian đó người bệnh có trải qua cơn rối loạn nhịp nào không. Trên kết quả đo điện tâm đồ, các bác sỹ cũng có thể nhìn ra rõ ràng đó là rối loạn nhịp tim dạng gì, có nguy hiểm và đã cần điều trị hay chưa.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 

Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

ninh-tam-vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị