Vai trò của đo điện tâm đồ liên tục trong kiểm soát rối loạn nhịp tim?

Phát hiện sớm để kiểm soát nhịp tim là điều quan trọng tránh nguy cơ đột tử

Phân loại suy tim

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim hiện nay

Chuyên gia tư vấn: Tim đập nhanh uống thuốc gì?

Khoa học chỉ ra những nguyên nhân hàng đầu gây suy tim

Chuyên gia làm rõ 4 lầm tưởng thường gặp về bệnh suy tim

Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có biểu hiện đặc trưng là nhịp tim đập bất thường, quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nên cần được kiểm soát tốt.

Các nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim:
Sẹo tim do từng bị đau tim.
Tiền sử phẫu thuật tim mở.
Mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh cơ tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý van tim, bệnh động mạch vành…
Tăng huyết áp.
Các bệnh về tuyến giáp: cường giáp, suy giáp.
Tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạnh càng lớn.
Tiểu đường, rối loạn mỡ máu.
Bệnh phổi mạn tính, viêm phổi – phế quản cấp.
Yếu tố di truyền.
Thiếu máu.
Rối loạn cân bằng kiềm – toan và điện giải.
Tác dụng phụ của thuốc.
Rối loạn tâm lý, căng thẳng, lao động gắng sức.
Lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích.

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng đa phần nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý nặng, đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị sớm. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường, cần sớm gặp bác sỹ để thăm khám và phòng tránh những biến cố nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể được chẩn đoán theo nhiều cách khác nhau như:

             - Khám lâm sàng qua:Triệu chứng người bệnh đang gặp phải. Tiền sử gia đình.

         - Khám cận lâm sàng:Điện tâm đồ ECG.Siêu âm tim xem hình ảnh, cấu trúc, chuyển động tim.Test gắng sức.Xét nghiệm bàn nghiêng.Xét nghiệm điện sinh lý tim và lập biểu đồ.

Điện tâm đồ kiểm soát rối loạn nhịp tim

Điện tâm đồ kiểm soát rối loạn nhịp tim

Điện tâm đồ ECG là gì, vai trò trong kiểm soát rối loạn nhịp tim?
Điện tâm đồ còn có tên gọi khác là Electrocardiogram, EKG hoặc ECG. Đo điện tâm đồ là một xét nghiệm ghi lại hoạt động của tim thông qua các miếng điện cực nhỏ mà kỹ thuật viên gắn vào da ngực, cánh tay và chân bạn. Xét nghiệm này được thực hiện nhanh chóng, an toàn và không đau. Các dữ liệu điện tâm đồ này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ.

Dựa trên kết quả được ghi lại, bác sỹ chuyên khoa có thể xác định được có triệu chứng lâm sàng rối loạn tim gây ra hay không. Từ đó bác sỹ sẽ có những chẩn đoán chính xác và định hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh rối loạn tim.

 

 

Đo điện tâm đồ liên tục (Holter ECG) được chỉ định để chẩn đoán rối loạn nhịp tim. Đây là thiết bị y khoa ghi lại hoạt động điện của tim giống như máy đo điện tim ECG trong suốt 24 giờ. Máy đo điện tim chỉ ghi lại được trong vài giây nhưng Holter có thể ghi lại được đến 7 ngày vì vậy có thể chẩn đoán được những rối loạn nhịp xảy ra không thường xuyên trong ngày.

Người bệnh khi có các triệu chứng về tim, rối loạn nhịp tim cần được khám lâm sàng và được bác sỹ chuyên khoa chỉ định thực hiện holter điện tâm đồ trong các trường hợp sau:

- Người có rối loạn nhịp tim thoáng qua
- Được bác sĩ xác định có mối liên quan giữa triệu chứng với các rối loạn tim mạch
- Phát hiện các rối loạn tim mạch không triệu chứng ở người bệnh nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh tim phì đại...
- Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc chống loạn nhịp tim
- Chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ
- Người có triệu chứng nghi ngờ rối loạn nhịp tim gây nên như: Ngất, thoáng ngất, cơn chóng mặt không tìm thấy nguyên nhân, cơn hồi hộp trống ngực, cơn khó thở, đau ngực, mệt không rõ nguyên nhân, tai biến mạch não nghi ngờ do cơn rung nhĩ, hay cuồng nhĩ...
- Đánh giá các nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân suy tim, cơ tim phì đại
- Đánh giá chức năng của máy tạo nhịp tim, máy phá rung

Holter ECG được chỉ định trong các trường hợp:

Giúp phát hiện rối loạn nhịp tim: nhịp chậm, nhịp nhanh, thiếu máu cơ tim.

Theo dõi nhịp tim của bệnh nhân có tiền sử ngất do hạ huyết áp, chóng mặt, thở gấp, đau ngực và loạn nhịp tim nhất thời.

Đánh trống ngực tái phát thường xuyên không rõ nguyên nhân. Đánh trống ngực là cảm giác tim đập mạnh, đập nhanh, đập bất ngờ hay rung động ở ngực.

Đánh giá nguy cơ tim mạch trong tương lai ở các bệnh nhân đã được chẩn đoán bị suy tim xung huyết, bệnh cơ tim phì đại tự phát hoặc sau nhồi máu cơ tim với tâm thất trái hoạt động bất thường.

Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc ở các bệnh nhân sử dụng thuốc chống loạn nhịp.

 

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Minh Thông Vương Newsản phẩm của Dự án thuộc Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13.

Sản phẩm đã được cấp Chứng chỉ Công nhận Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên bởi Hội Khoa học Các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) và Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI).

Empty

• CÔNG DỤNG:

Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay

• ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

– Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch

– Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.

* Khuyến cáo: Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người đang bị xuất huyết, người chuẩn bị phẫu thuật. Tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng sản phẩm cho người rối loạn đông máu, người đang dùng thuốc chống đông máu, tai biến mạch máu não thể xuất huyết, người sau phẫu thuật, người sau chấn thương sọ não.

• HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

– Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.

– Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.

– Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.

Chú ý:

– Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc.

– Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Số XNCB là: 12449/2019/ĐKSP

Số XNQC là: 1475/2020/XNQC – ATTP

Đức Bình
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch