4 tỉnh miền Bắc đăng ký bổ sung gần 120.000 F0

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 23/3

Tôn vinh những thầy thuốc trẻ Việt Nam trên mặt trận phòng, chống dịch

17 nước công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, cấp độ dịch mới của TP.HCM

Các đoàn dự SEA Games 31 phải đáp ứng đủ yêu cầu phòng dịch COVID-19

2 năm tới, chúng ta sẽ phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào?

Ngày 22/3, Việt Nam ghi nhận hơn 249.000 ca COVID-19 mới, trong đó có 4 ca bệnh nhập cảnh, 130.731 ca ghi nhận trong nước và 118.418 ca bệnh được 4 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung. Tổng ca mắc mới tại Việt Nam đang có chiều hướng giảm dần trong 6 ngày gần đây. 

Tuần tới, Trung tâm dữ liệu Y tế, Cục công nghệ thông tin, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn cấp hộ chiếu vaccine điện tử tiến tới triển khai cấp hộ chiếu vaccine điện tử rộng rãi toàn quốc. Hộ chiếu vaccine điện tử có ý nghĩa như hộ chiếu vaccine giấy, giúp người dân thuận lợi hơn trong việc đi lại, giao thương quốc tế. Hiện nay, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, hộ chiếu vaccine của Việt Nam đã được 17 quốc gia công nhận.

Đại diện Bộ Y tế cho biết đã trình Chính phủ ban hành Chương trình phòng chống dịch COVID-19. Mục tiêu của chương trình là đảm bảo kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do COVID-19 và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình sẽ được thực hiện trong 2 năm 2022-2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài đến năm 2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình dịch bệnh. 

Theo Sở Y tế TP.HCM, sau hơn 1 tuần triển khai thử nghiệm chuyển đổi số công tác quản lý F0 cách ly tại nhà trên địa bàn, tính đến 10 giờ ngày 22/3 đã có gần 48.000 lượt khai báo của người dân mắc COVID-19 được ghi nhận trên hệ thống.

Sau hơn nửa năm hoạt động, hai bệnh viện dã chiến cuối cùng ở Nghệ An gồm Bệnh viện dã chiến số 3 và Bệnh viện dã chiến số 8 sẽ ngừng nhận bệnh nhân COVID-19 sau khi toàn bộ bệnh nhân còn lại được xuất viện. Cả 2 bệnh viện đều là những địa điểm điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ và trung bình.

Theo Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, trong ngày mở kênh đăng ký kháng thể đơn dòng Evusheld dự phòng COVID-19, hàng nghìn người đã “đặt chỗ” chờ tiêm. Dự kiến cuối tháng 3 này bệnh viện sẽ bắt đầu tiêm. 

Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Hà Nội chính thức được Bệnh viện Nhi Trung ương đưa vào hoạt động sau 4 tháng chạy thử. Đây cũng là mô hình đầu tiên trên cả nước được thiết lập tại bệnh viện chuyên khoa nhi, góp phần hỗ trợ cho hơn 1.000 trẻ sinh non, nhẹ cân, bệnh lý đang điều trị tại đây.

Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An vừa điều trị thành công ca bệnh hiếm gặp cho bé gái 10 tuổi. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng huyết, viêm cơ lan tỏa vùng đùi, mông, viêm khớp háng. Theo các bác sỹ, nhiễm khuẩn khớp háng là căn bệnh khá hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng dính khớp, ảnh hưởng đến vận động của trẻ, có thể gây tàn phế cho bệnh nhân.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin