Đã tiêm hơn 1 triệu liều vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi

Cả nước ghi nhận thêm 8.004 ca mắc COVID-19 trong ngày 27/4 - Ảnh: TTXVN

Giải pháp nào giúp giảm khó thở, đau ngực, ho khan hậu COVID-19?

Đã đến lúc nên thay đổi quy định 5K phòng chống dịch COVID-19?

WHO: Làm sao để sống chung với COVID-19 mà không cần phong tỏa?

Thượng Hải báo cáo số ca tử vong do COVID-19 cao kỷ lục

Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 ngày 27/4 của Bộ Y tế ghi nhận thêm 8.004 ca mắc mới. Đến hết ngày 26/4, cả nước đã tiêm hơn 1 triệu liều vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Trước thắc mắc trẻ em gái có dấu hiệu dậy thì có nên tiêm vaccine COVID-19, TS.BS Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay: "Vaccine COVID-19 không ảnh hưởng gì tới hiện tượng dậy thì của trẻ em gái. Vì vậy, phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm đưa trẻ đi tiêm chủng để được bảo vệ tốt hơn trước bệnh COVID-19".

Bộ Y tế chỉ đạo tạm dừng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ ngày 27/4. Bộ đề nghị duy trì giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) vừa thăm khám, gắp dị vật cho bệnh nhân thủng ruột do nuốt viên thuốc đường kính 3cm còn nguyên vỏ bao nhựa. Hai cạnh viên thuốc đã cắm vào ống hậu môn trực tràng gây hai vết thủng. Dị vật kẹt trong ống hậu môn trực tràng là một tình trạng cấp cứu và cần được xử trí kịp thời, đúng cách do các bác sỹ có trình độ chuyên môn cao đảm nhận. Trường hợp này rất may mắn vì khi phát hiện ống hậu môn trực tràng chưa hình thành các ổ áp-xe và viên thuốc còn nguyên vỏ đã được gắp ra an toàn.

Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, vừa kích hoạt quy trình báo động đỏ, triển khai phẫu thuật tim cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhân hẹp khít van động mạch chủ, biến chứng ngất nhiều lần, với nguy cơ đột tử rất cao. Khai thác bệnh sử ghi nhận cách nay 2 năm bệnh nhân đi khám tại bệnh viện địa phương phát hiện bệnh van tim, nhưng điều trị không thường xuyên. Ca mổ thành công sau 4 giờ, hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Những ngày qua, nước ta vẫn ghi nhận những trường hợp chữa bệnh sai cách, chữa bằng đắp thuốc nam dẫn tới nhiễm trùng. Theo VnExpress, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng mới tiếp nhận trẻ 6 tháng tuổi bị bỏng, nhưng gia đình không đưa vào bệnh viện mà đến thầy lang để đắp thuốc nam. Khi vào bệnh viện thì thương tích của bé đã rất nặng, bỏng khoảng 20% cơ thể, nhiễm trùng tại chỗ và nguy cơ cao nhiễm trùng huyết. Bé đang được điều trị tích cực.

Còn tại Sơn La, một bệnh nhân nữ 39 tuổi nhập viện trong tình trạng vỡ loét đầu ngực do tự ý dùng thuốc nam đắp. Người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư vú cách đây một năm, được bác sỹ tư vấn nhập viện phẫu thuật cắt tuyến vú trái. Vì lý do cá nhân, bệnh nhân xin ra viện và về nhà đắp thuốc nam, khiến khối u to và biến dạng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã phẫu thuật cắt bỏ khối u thành công cho bệnh nhân, người bệnh sẽ được hóa trị, xạ trị sau giai đoạn hậu phẫu.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn