Những hiểu lầm nào người mắc COVID-19 cần tránh khi tập phục hồi chức năng?

Bác sỹ Bệnh viện Việt Đức cảnh báo một số sai lầm mà các F0 thường mắc khi tập phục hồi - Ảnh: tuoitre

Lưu ý với người bệnh tim mạch trong quá trình điều trị COVID-19

Những lưu ý đối với F0 điều trị tại nhà

Những quan niệm sai lầm liên quan đến test nhanh và điều trị COVID-19 tại nhà

"Chẩn đoán & điều trị COVID-19": Thành quả của các chiến sỹ áo trắng

Nhiều người sau mắc COVID-19 gặp phải tình trạng đau cơ, xương khớp, mệt mỏi, rối loạn hô hấp… sau khi khỏi COVID-19. Tùy vào từng cơ địa mà mỗi người sau khi nhiễm COVID-19 lại có những di chứng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thời gian xảy ra những di chứng này thường kéo dài từ 12 tuần đến 6 tháng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus.  

Để hạn chế được những di chứng của COVID-19, F0 thể nhẹ nên chủ động tập các bài tập phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng cho nhóm người bệnh này tập trung vào các kỹ thuật thở: Thở cơ hoành, thở chúm môi, thở dưỡng sinh và tập vận động… để nâng cao thể chất, tinh thần.

Hướng dẫn các bài tập cho người bệnh thể nhẹ

Hướng dẫn các bài tập cho người bệnh thể nhẹ

Tập phục hồi chức năng người mắc COVID-19 giúp cải thiện chức năng hô hấp: tăng thông khí, giảm công hô hấp, giảm mức độ khó thở. Tăng khả năng tống thải đờm dịch, tăng cường khả năng vận động cơ thể và các cơ tham gia hô hấp. Ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu, loét do đè ép lên da và các biến chứng khác. Ngăn chặn sự suy giảm thể chất và tinh thần. Phục hồi lại sức khỏe, tâm thần và các chức năng sinh hoạt hàng ngày. Giúp người bệnh COVID-19 trở lại công việc thường ngày và hòa nhập cộng đồng.

Nghe đơn giản là vậy nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu đúng về sự cần thiết hay cách thức tập. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Liên – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chỉ rõ một số hiểu lầm thường gặp của người mắc COVID-19 khi tập phục hồi chức năng:

1. Không cần tập phục hồi chức năng

Người bệnh thường cho rằng sau điều trị những chấn thương như gãy xương, trật khớp, chấn thương sọ não, chấn thương cột sống… chỉ cần phẫu thuật là hồi phục hoàn toàn, COVID-19 cũng vậy. Tuy nhiên mục tiêu điều trị thực tế không chỉ cần phục hồi về mặt giải phẫu mà còn phải đảm bào hồi phục về mặt chức năng.

2. Lựa chọn thời điểm tập phục hồi quá sớm, quá muộn.

Tùy từng bệnh lý và tổn thương chức năng mà chỉ định tập phục hồi chức năng khác nhau, tập quá sớm có nguy cơ làm nặng thêm trình trạng bệnh, tập quá muộn nguy cơ biến chứng, kém hiệu quả và tàn tật.

3. Bài tập không phù hợp, không đúng kỹ thuật và cường độ tập luyện

Chương trình tập phục hồi chức năng phải theo từng giai đoạn của bệnh, phải có kiến thức về sinh cơ học, sinh lý chức năng và giải phẫu cơ quan cũng như tiến triển của bệnh để xây dựng bài tập luyện với cường độ phù hợp. Không tự ý tập luyện khi không có hướng dẫn và theo dõi từ bác sỹ và kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

4. Chỉ tập luyện một vùng liên quan đến tổn thương

Việc tập luyện nâng cao sức khỏe tổng thể là quan trọng giúp hỗ trợ người bệnh tăng cường cơ lực và chức năng sinh hoạt tạo điều kiện tránh các tổn thương và bệnh lý khác trong tương lai.

5. Các lĩnh vực can thiệp phục hồi chức năng

Ngoài can thiệp về vận động, phục hồi chức năng còn có thể can thiệp các rối loạn chức năng khác như: ngôn ngữ, nuốt, nhận thức, rối loạn chức năng đại – tiểu tiện, thăng bằng điều hợp, dụng cụ chỉnh hình…

 
Nguyễn An
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp