Quy định mới trong phân luồng, sàng lọc COVID-19 tại cơ sở khám chữa bệnh

Việc đo thân nhiệt, giữ khoảng cách do bệnh viện chủ động quy định - Ảnh: Báo Chính phủ

F0 không triệu chứng hết COVID-19 bị mất ngủ, khó ngủ phải làm sao?

Bộ Y tế: Không bỏ sót tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người dân

Phát hiện mới: Viêm gan bí ẩn có thể là biến chứng của hậu COVID-19

Người khỏe mạnh nhiễm COVID-19 cũng cần cẩn thận nguy cơ di chứng

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện chủ động xây dựng, cập nhật và duy trì quy trình đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, xét nghiệm, điều trị và chuyển viện cho người mắc COVID-19 theo hướng linh hoạt, cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế. Theo đó, người có dấu hiệu nghi nhiễm SARS-CoV-2 cần được sàng lọc, phát hiện sớm để tránh lây nhiễm và làm tăng nặng tình trạng bệnh khác, đặc biệt người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, lọc máu (thận nhân tạo) và hậu phẫu.

Tại các cổng có tiếp nhận người bệnh cần đặt biển báo: "Hướng đi dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau rát họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mất vị giác khứu giác". Bệnh viện cần hướng dẫn người vào bệnh viện đeo khẩu trang và khử khuẩn tay; Việc đo thân nhiệt, giữ khoảng cách do bệnh viện chủ động quy định và thực hiện phù hợp.

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa cứu sống một bệnh nhi 13 tuổi bị xuất huyết não nguy kịch do vỡ khối dị dạng thông động tĩnh mạch não. Sau phẫu thuật cắt bỏ khối dị dạng, bệnh nhi sốt cao liên tục, không đáp ứng thuốc hạ sốt, được điều trị bằng các phương pháp hồi sức hiện đại với kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để giảm tổn thương, giúp tế bào não phục hồi nhanh chóng. Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhi thoát nguy kịch, phục hồi ý thức, được rút ống nội khí quản, tiếp tục điều trị phục hồi sức khỏe, vận động tại Khoa Nhi.

Theo VnExpress, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) mới tiếp nhận bệnh nhân bị xương cá đâm thủng đại tràng. Trước đó, bệnh nhân ăn cơm với cá hú chiên, sau đó đau bụng tăng dần, nôn ói, sốt cao rồi choáng nhiễm trùng. Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu lấy dị vật dài 3cm, hiện đã qua cơn nguy hiểm. Các bác sỹ khuyến cáo khi phát hiện có nuốt dị vật, bệnh nhân nên đến bệnh viện sớm để nội soi thực quản lấy vật lạ, tránh để chúng di chuyển xuống sâu, gây biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

6 cán bộ, viên chức của Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ (Nghệ An) vừa hiến 6 đơn vị máu cứu sống một sản phụ bị băng huyết sau sinh. Trong khi phẫu thuật lấy thai, sản phụ bị đờ tử cung và có tình trạng bị băng huyết, mất máu nhiều, ảnh hưởng xấu đến tính mạng. Do người nhà không có ai cùng nhóm máu với sản phụ, 6 cán bộ, viên chức của Trung tâm đã có mặt để hiến máu cấp cứu cho sản phụ. Đến thời điểm hiện tại, sản phụ và bé gái nặng 3kg đã ổn định và đang được theo dõi phục hồi tại Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Theo tờ Jakarta Globe, giới chức y tế Indonesia xác nhận, đến 17/5, nước này ghi nhận 14 ca nghi mắc viêm gan không rõ nguyên nhân. Trước đó, Indonesia công bố 27 ca nghi mắc viêm gan “bí ẩn”, nhưng đã loại bỏ 13 trường hợp có kết quả dương tính với siêu vi A, siêu vi B và các mầm bệnh khác. Indonesia ghi nhận 6 trường hợp tử vong do viêm gan “bí ẩn”, ca bệnh nhỏ nhất mới 2 tháng tuổi.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn