Chuyện gì sẽ xảy ra nếu uống quá nhiều nước?

Uống quá nhiều nước cũng không tốt cho sức khỏe.

Nên uống nước dừa vào thời điểm nào để tốt cho sức khỏe?

Uống nước dừa có thể giúp bạn giảm cân?

Người bị viêm thanh quản có nên uống nước đá lạnh?

Uống nước đá vào thời điểm nào có thể gây hại cho sức khỏe?

Không có công thức nào để xác định uống bao nhiêu nước là đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên lời khuyên là bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Bạn nên điều chỉnh lượng nước nạp vào cơ thể tùy thuộc vào môi trường, chế độ tập thể dục, sức khỏe tổng thể và các trường hợp đặc biệt như mang thai hoặc cho con bú.

Uống nước quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng gì?

Uống nước quá mức là khi uống quá nhiều hơn mức cơ thể cần. Uống quá nhiều nước làm cho cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng bất thường. Bạn có thể xuất hiện những triệu chứng như nhầm lẫn, buồn ngủ, đau đầu, tăng huyết áp và chậm nhịp tim. Tình trạng này kéo dài có thể trở thành gánh nặng cho thận, hay tổn thương não.

Không nên uống quá nhiều nước - Ảnh: vtv.vn

Không nên uống quá nhiều nước - Ảnh: vtv.vn

Natri là một yếu tố quan trọng giúp cân bằng chất lỏng trong và ngoài tế bào. Khi mức độ natri giảm do lượng nước quá nhiều, chất lỏng sẽ len lỏi vào bên trong các tế bào và khiến bạn có nguy cơ bị co giật, hôn mê.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước

Nước tiểu trong suốt

Nếu bạn uống đủ lượng nước mà cơ thể cần, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng nhạt và trong. Trái với suy nghĩ của nhiều người, nước tiểu không màu và trong suốt không phải là dấu hiệu khỏe mạnh, mà lại cho thấy bạn đã uống quá nhiều nước.

Nếu bạn thường xuyên phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã uống quá nhiều nước. Một người bình thường sẽ đi tiểu từ 6-8 lần mỗi ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần mỗi ngày, bạn nên uống ít nước hơn.

Buồn nôn hoặc nôn

Khi bạn có quá nhiều nước trong cơ thể, thận không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, và cơ thể sẽ sử dụng cách khác để loại bỏ nước thừa. Chính vì thế, bạn có thể buồn nôn và nôn.

Váng đầu suốt cả ngày

Lượng nước dư thừa làm cho mức độ natri của cơ thể giảm xuống và gây áp lực lên các tế bào não. Áp lực này gây váng đầu và có thể dẫn đến suy giảm chức năng não và khó thở.

Căng thẳng, mệt mỏi

Uống quá nhiều nước khiến thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng dư thừa. Điều này tạo ra một phản ứng hormone khiến bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Nếu bạn không thể ra khỏi giường sau khi uống quá nhiều nước, thì đó là vì thận của bạn đang phải làm việc quá sức.

Bạn nên uống bao nhiêu nước trong một ngày?

Hiện nay, chưa có hướng dẫn nào cụ thể đối với lượng nước bạn cần uống hàng ngày. Cơ thể của bạn cần bao nhiêu nước phụ thuộc vào:

- Mức độ hoạt động thể chất.

- Trọng lượng cơ thể

- Độ tuổi, giới tính

Tùy thuộc vào mức độ khát của mỗi người, lượng nước nên được điều chỉnh, đặc biệt là đối với vận động viên, người già và phụ nữ mang thai.

Lượng nước cần nạp vào cơ thể mỗi người không giống nhau - Ảnh: dienmayxanh.com

Lượng nước cần nạp vào cơ thể mỗi người không giống nhau - Ảnh: dienmayxanh.com

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, nó rất quan trọng cho hoạt động của các tế bào và duy trì sự sống. Bạn sẽ cảm thấy khát khi cần nhiều nước hơn. Nhưng khi bạn uống quá nhiều nước, nó có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm. Nếu bạn không biết nên uống bao nhiêu nước, hãy làm theo lời khuyên, tốt nhất là trung bình 2 lít mỗi ngày.

 
Thu Phương
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp