Một trẻ tử vong do rắn cắn, nhiều bệnh viện thiếu huyết thanh kháng nọc rắn

Nọc độc của rắn cạp nia có thể gây nhiễm độc thần kinh, dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời

Bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp đang lây lan ở Châu Âu, Mỹ nguy hiểm thế nào?

Bổ sung vitamin A qua những thực phẩm nào?

Cần đưa ra các cam kết chắc chắn hơn nếu muốn chấm dứt dịch COVID-19

Đã đến lúc nên thay đổi quy định 5K phòng chống dịch COVID-19?

Theo VnExpress, mới đây, Bệnh viện Sản - Nhi Phú Yên tiếp nhận bệnh nhi 45 tháng tuổi nhập viện với tình trạng lơ mơ, khó thở, có dấu hiệu ngưng thở do bị rắn cắn. Bệnh viện không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia, liên hệ Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 tại TP.HCM cũng không có huyết thanh kháng nọc độc loại rắn này nên không thể đưa bé chuyển viện được. Bé được điều trị tích cực trong 5 ngày nhưng tình trạng nặng dần, suy gan thận, không đáp ứng thuốc hạ sốt, sau đó gia đình xin đưa bé về mất tại nhà. Các bác sỹ khuyến cáo, thời điểm chuyển mùa các loại rắn (kể cả loài có độc) thường hay bò vào nhà. Các hộ dân, đặc biệt ở vùng nông thôn và miền núi, cần kiểm tra kỹ nhà cửa, bít các lỗ hổng để ngăn rắn, rết.

Theo phản ánh của báo Tuổi Trẻ, TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, bệnh viện không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia từ một năm nay. Loại huyết thanh này được nhập từ nước ngoài, cụ thể là Thái Lan. Hiện tại do ảnh hưởng của dịch COVID-19, huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia chưa được sản xuất, Việt Nam chưa thể nhập được, do vậy không có thuốc để điều trị cho bệnh nhân.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hà Nội tổ chức chiến dịch uống bổ sung vitamin A cho trẻ trong 2 ngày từ ngày 1 - 2/6, uống vét từ ngày 3 - 4/6. Nhân Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngoài việc tổ chức uống bổ sung vitamin A, Hà Nội còn thực hiện cân đo, sàng lọc suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ dưới 5 tuổi từ ngày 1 - 7/6. Đối tượng uống bổ sung vitamin A trong đợt này là những trẻ từ 6 đến dưới 36 tháng tuổi đang có mặt tại địa phương (kể cả trẻ em vãng lai, trẻ em đang điều trị tại các cơ sở y tế).

Bệnh viện Phổi Bắc Ninh vừa gắp thành công dị vật phế quản qua nội soi cho một bệnh nhân cao tuổi thông qua chương trình sàng lọc lao cộng đồng. Bệnh nhân được chỉ định nội soi phế quản, nhờ đó phát hiện một dị vật kích thước khoảng 1,5x2cm, nằm ở phế quản phân thùy số 9 bên phải. Các bác sỹ xác định đây là một ca tương đối phức tạp vì vị trí dị vật nằm ở khá sâu, bệnh nhân lại có bệnh nền là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. May mắn, bệnh nhân được gắp dị vật thành công. Các bác sỹ khuyến cáo, gia đình có người già và trẻ nhỏ cần chú ý trong việc chăm sóc ăn uống; Nếu bị mắc dị vật, cần sớm phát hiện và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lí kịp thời.

Về dịch đậu mùa khỉ đang lây lan tại châu Âu, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, hiện chưa có bằng chứng cho thấy virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã đột biến. Từ khi bùng phát tại Anh vào giữa tháng 5, bệnh đã lây lan ra Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ, Đức, Mỹ, Canada và Australia. Argentina và Áo đã phát hiện các ca nghi nhiễm đầu tiên. Bỉ đã quyết định áp dụng biện pháp cách ly 21 ngày với người nhiễm virus đậu mùa khỉ. 

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn