Tóc rụng nhiều và da đầu khô cảnh báo gì về sức khỏe của chị em?

Phải làm gì khi tóc rụng nhiều và da đầu khô?

Ô nhiễm không khí có thể gây rụng tóc, hói đầu?

Trẻ nhỏ bị rụng tóc do đâu?

Trẻ em bị rụng tóc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hướng dẫn cách dùng gừng "cứu nguy" cho mái tóc mỏng, tóc rụng

Nhà nghiên cứu về da và tóc người Australia Simone Lee cho biết rụng tóc có thể là do sự thay đổi nội tiết tố đột ngột, trong khi da đầu bị ngứa, nhiều gàu có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước kéo dài và chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Theo chuyên gia này, sức sống và độ chắc khỏe của tóc có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tổng thể, và tình trạng tóc có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề.

Da đầu khô

Mất nước

Da đầu khô xảy ra do da bị thiếu độ ẩm trong một thời gian dài. Một loạt các yếu tố góp phần làm mất nước da đầu bao gồm: Ở lâu trong không khí lạnh hoặc điều hòa không khí, sử dụng liên tục các công cụ tạo kiểu tóc với nhiệt độ cao, uống ít nước và dinh dưỡng kém.

Mỗi ngày cơ thể có thể mất đi khoảng 1,5 lít chất lỏng qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hít thở... Bởi vậy, uống đủ nước là điều cực kỳ quan trọng để bù đắp lượng chất lỏng bị mất đi này.

Trung bình, người trưởng thành nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hydrat hóa cả tóc và da đầu, giúp ngăn ngừa sự bong tróc và kích ứng.

Thiếu kẽm

Thiếu chất kẽm cũng có thể gây khô da. Bạn có thể dễ dàng khắc phục điều này bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như hàu, các loại đậu, trái cây và các loại hạt.

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, các điều kiện y tế như viêm da, chàm, gàu và mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể góp phần khiến da dầu bị khô, mất nước. Bạn nên tham vấn bác sỹ hoặc chuyên da da liễu để điều trị đúng cách.

Tóc mỏng, thưa thớt

Rụng tóc androgenetic

Rụng tóc androgenetic (Alopecia androgenetic) là thể rụng tóc thường gặp nhất ở nữ giới, với đặc điểm là tóc trở nên thưa dần trên toàn bộ da đầu, chủ yếu ở vùng đỉnh. Vùng tóc ở phía trước thường ít rụng hơn nên không thấy thay đổi đường chân tóc phía trán. Tóc ở vùng bị rụng mảnh, ngắn hơn, dạng như lông tơ rồi teo hoàn toàn.

Bên cạnh di truyền, mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra rụng tóc androgenetic ở nữ giới.

Việc sản xuất quá mức hormone dihydrotestosterone (DHT) làm cho các nang tóc trên da đầu teo lại, làm các sợi tóc dần mỏng hơn và tóc thường bị rụng vĩnh viễn, không mọc lại nữa.

May mắn là rụng tóc androgenetic có thể được điều trị bằng thuốc kê đơn và kem cân bằng nội tiết tố nhằm giảm lượng DHT.

Thiếu protein

Bởi vì tóc được tạo thành từ protein keratin, nên một chế độ ăn thiếu protein và acid amin cũng có thể gây rụng tóc.

Có 4 acid amin chính cần thiết để sản xuất keratin cho tóc là cysteine, lysine, arginine và methionine. Trong đó, lysine và methionine là các acid amin thiết yếu, có nghĩa là cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ chế độ ăn uống.

Để bù đắp lượng protein thiếu hụt, hãy tích cực tiêu thụ các loại thịt nạc như thịt gà, cá, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu hoặc các sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa tươi, phô mai và sữa chua.

Nguyên nhân khác

Chu kỳ phát triển của tóc kéo dài từ 3 đến 5 năm, tóc mọc dài thêm khoảng 2 - 3cm mỗi tháng. Những tình trạng sức khỏe và các phương pháp điều trị bệnh, như hóa trị liệu, có thể làm gián đoạn chu kỳ phát triển của tóc, khiến tóc rụng nhiều và tạm thời.

Rụng tóc lan tỏa (telogen effluvium) là một dạng rụng tóc tạm thời, thường xảy ra khi bạn bị căng thẳng, lo âu. Tóc có thể mọc lại sau 6 tháng nếu bạn quản lý căng thẳng tốt.

Giảm cân đột ngột hoặc bất thường trong lối sống (uống thuốc trị bệnh, phơi nắng nhiều, di chuyển thường xuyên) cũng có thể khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp