Tôi phải làm sao để cải thiện hiện tượng nấc mạn tính?

Nấc cụt mạn tính có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây khó khăn khi ăn uống

Mẹ nên xử trí sao khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

Mẹ nên xử trí sao khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

Infographic: Các biện pháp tự nhiên giúp giảm nấc cụt hiệu quả

Chữa nấc cụt bằng tư thế ôm đầu gối

TS.BS. Martin Scurr - Trưởng Ban biên tập chuyên mục y tế cho tờ Daily Mail (Anh), trả lời:

Chào bạn!

Nấc (nấc cụt) là do sự co thắt đột ngột, không chủ ý của cơ hoành - cơ nằm giữa vị trí bụng và ngực thực hiện nhiệm vụ điều hòa nhịp thở. Các cơ liên sườn, giữa các xương sườn cũng tham gia.

Sự co thắt khiến không khí bị hút vào đột ngột, khiến thanh môn (khu vực giữa các dây thanh âm nối cổ họng với phổi) đóng lại, phát ra tiếng "hic" đặc trưng. Sự co thắt không chủ ý này là do một hành động phản xạ, liên quan đến một số dây thần kinh, đặc biệt là cơ hoành (làm cho cơ hoành co lại, cho phép bạn thở) và phế vị (liên quan đến các chức năng chính của cơ thể như tiêu hóa, thở và phản xạ chẳng hạn như ho).

 

Nấc cụt thường được gây ra bởi các yếu tố lành tính như một bữa ăn lớn hoặc đồ uống có gas. Với tình trạng nấc cụt mạn tính, có một số nguyên nhân khác bao gồm sau phẫu thuật, do biến chứng của đột quỵ, đái tháo đường hoặc trào ngược mạn tính (acid dạ dày có thể kích thích dây thần kinh).

Trong bức thư dài, bạn đề cập rằng bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa đã tiến hành khám chi tiết gồm chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) và nội soi dạ dày, kiểm tra phần trên của đường tiêu hóa. Từ những gì bạn nói, có vẻ như các tổn thương thần kinh là nguyên nhân trong trường hợp của bạn.

Phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng nấc cụt mạn tính là dùng thử thuốc ức chế bơm proton trong 4 tuần, chẳng hạn như omeprazole, để ngăn chặn sự tiết acid dạ dày.

Nếu nấc cụt vẫn tiếp diễn, giai đoạn tiếp theo là dùng thử baclofen, thuốc chống co cứng hoặc gabapentin, thuốc chống co giật trong 2 tuần.

Khi hai phương pháp trên không thành công, lựa chọn tiếp theo là metoclopramide, một loại thuốc chống buồn nôn (cũng hữu ích cho chứng nấc), trong 2 tuần nữa.

Và nếu sau đó vẫn còn nấc cụt, bước tiếp theo là dùng chlorpromazine (thuốc an thần, được cho là có tác dụng cục bộ lên cơ hoành đang bị kích thích hoặc tạo ra tác dụng làm dịu não). Một số loại thuốc khác đã được báo cáo là hữu ích cho tình trạng này, bao gồm các loại thuốc chống co giật và thuốc chống trầm cảm khác (ở liều thấp hơn so với liều điều trị tâm trạng, chúng có thể làm dịu hoạt động thần kinh).

Gần đây nhất, một nghiên cứu đã báo cáo rằng sự kết hợp của olanzapine (thuốc chống loạn thần, có tác dụng tương tự như chlorpromazine đối với chứng nấc) với baclofen có hiệu quả.

Tất cả những lựa chọn trên đều là thuốc theo toa và phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ. Chính vì vậy, điều quan trọng bạn cần đến bệnh viện thăm khám và được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Lê Tuyết (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi