Mẹ nên xử trí sao khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

Trẻ sơ sinh hay gặp phải tình trạng nấc cụt

Đâu là cách khắc phục, trị nấc cụt hiệu quả nhất?

Nguyên nhân nào gây nấc cụt thai nhi?

Infographic: Các biện pháp tự nhiên giúp giảm nấc cụt hiệu quả

11 mẹo hay trị ngay chứng nấc cụt

Những mẹo đơn giản chữa nấc cụt

Nguyên nhân nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Đa số nấc ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường và thường biến mất sau vài phút. Tình trạng này xuất hiện khi cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành, các cơn này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại. Trên thực tế, trẻ sơ sinh thường bị nấc cụt trong bụng mẹ ngay cả khi chưa chào đời. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do một vài nguyên nhân sau:

-         Trong khi ăn uống nếu trẻ nuốt phải quá nhiều không khí có thể xảy ra hiện tượng nấc cụt.

-         Trẻ bú quá nhanh, bú quá nhiều hoặc khi bé vừa khóc xong mẹ đã cho uống sữa liền cũng dễ dẫn đến nấc cụt.

-         Những cảm xúc mạnh chẳng hạn như phấn khích hoặc căng thẳng ở trẻ sơ sinh cũng có thể gây ra nấc cụt.

Những nguyên nhân này có thể làm cho dạ dày của trẻ nở ra, đẩy vào cơ hoành, gây ra sự co thắt dẫn đến nấc cụt. Tuy nhiên, tình trạng nấc cụt này chỉ diễn ra trong khoảng vài phút rồi cơ thể sẽ tự cân bằng và hết nấc.

Mẹ nên xử trí thế nào?

Nấc cụt có thể khiến bé cảm thấy khó chịu. Dưới đây là một số mẹo để ngăn chặn chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh:

Giúp bé ợ hơi: Để ngừa tình trạng bé bị nấc cụt, điều quan trọng bạn cần làm là giúp bé ợ hơi sau khi bú. Vì khi ợ hơi sẽ giúp loại bỏ khí dư trong dạ dày của bé. Bên cạnh đó, khi bé ợ hơi có thể nới lỏng sự co thắt của cơ hoành, nhờ thế giúp ngăn ngừa tình trạng nấc cụt.

Thay đổi tư thế cho con bú: Nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong thì mẹ nên đổi tay hoặc đổi cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé.

Massage lưng cho bé: Bé có thể nằm hoặc được bế dựa người. Mẹ dùng bàn tay chụm lại vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên lưng trẻ. Cách này giúp bé tránh được trào ngược dày và giúp bé ợ hơi thoát ra ngoài.

Sử dụng núm vú giả: Nếu trẻ bắt đầu tự nấc mà không phải sau khi bú, hãy thử cho trẻ ngậm núm vú giả vì điều này có thể giúp thư giãn cơ hoành và ngừng nấc.

Cho trẻ bú khi trẻ bình tĩnh và thoải mái: Không nên chỉ cho trẻ bú ngay khi trẻ khóc đòi ăn, vì điều này có thể dẫn đến việc nuốt phải quá nhiều không khí khi trẻ nuốt thức ăn do đói. 

Mẹ không nên tạo ra những âm thanh lớn bất ngờ để loại bỏ cơn nấc cụt vì điều này có thể khiến bé sợ hãi. Mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên với lượng nhỏ, tránh ăn quá no, sau khi cho bé bú không nên tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào với bé, chẳng hạn như đưa bé lên xuống để tránh nấc cụt.

Sau khi đã áp dụng những cách trên mà trẻ vẫn chưa hết nấc kèm theo đó có những triệu chứng bất bình khác thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Nguyễn An H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ