Nấc cụt thai nhi có nguy hiểm không?
8 mẹo chữa nấc cụt đơn giản và hiệu quả nhất
Bị nấc là điềm báo gì?
Bị nấc, nấc cụt kéo dài phải làm sao?
Những mẹo đơn giản chữa nấc cụt
Nấc cụt thai nhi có thể xuất hiện sớm nhất vào khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, tuy nhiên trong giai đoạn này các mẹ sẽ khó cảm nhận được mà sẽ thấy rõ hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba (khoảng trước 26 tuần).
Thông thường, các nguyên nhân chính gây nấc cụt thai nhi là do bé chưa tự cân bằng được nhịp thở và nuốt của mình. Vì thế, khi nuốt hoặc thở, bé sẽ hít vào một lượng nước ối lớn và gây ra tiếng nấc. Đây được coi là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và cần thiết của thai nhi. Thậm chí, nấc cụt thai nhi xảy ra vào khoảng thời gian từ 28 đến 32 tuần còn có thể là dấu hiệu cho các mốc phát triển hệ thần kinh của bé.
Nấc cụt thai nhi là hiện tượng tự nhiên và cần thiết của thai nhi
Thai nhi nấc cụt, khi nào nên lo?
Phần lớn các trường hợp thai nhi nấc trong bụng mẹ thường không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên nếu các cơn nấc cụt này xảy thường xuyên với tần suất hơn 4 lần/ngày và có dấu hiệu tăng lên cả về tần suất lẫn biên độ thì đó có thể là một hiện tượng bất thường và mẹ nên đi khám ngay.
1. Bé hiếu động thái quá
Những em bé hiếu động thường vung tay, đạp chân, hoạt động nhiều gây ra tình trạng nấc cụt thường xuyên hơn. Ngoài ra, ngay từ trong bụng mẹ, em bé đã bắt đầu tập các phản xạ bú mút nên đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiếng nấc.
2. Dây rốn quấn quanh cổ hoặc bị chèn ép
Khi dây rốn bị chèn ép, có nút thắt hoặc quấn quanh cổ sẽ làm giảm lượng máu và oxy cung cấp cho bé dẫn đến thai nhi bị nấc cụt. Mặc dù, điều này không phải quá nguy hiểm, tuy nhiên tốt nhất mẹ nên đi khám để được bác sỹ kiểm tra và có biện pháp can thiệp hợp lý.
3. Thiếu máu
Tình trạng thiếu máu hoặc giảm oxy trong máu cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra nấc cụt thai nhi.
Bình luận của bạn