6 lý do khiến bạn bị nấc cụt gây phiền toái

Nấc cụt trong khoảng thời gian ngắn không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Mẹ nên xử trí sao khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

Infographic: Các biện pháp tự nhiên giúp giảm nấc cụt hiệu quả

Chữa nấc cụt bằng tư thế ôm đầu gối

Đâu là cách khắc phục, trị nấc cụt hiệu quả nhất?

Nấc cụt xảy ra khi cơ hoành của bạn phồng lên hoặc bị kích thích, dẫn đến co thắt. Mỗi khi co thắt như vậy, dây thanh âm bị đóng lại, gây ra tiếng nấc. Nấc cụt thường không gây hại đến sức khỏe, tuy nhiên nếu bị nấc quá 48 giờ, hãy đến gặp bác sỹ ngay bởi có thể bạn đang gặp phải những bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến nấc cụt liên quan đến cách ăn uống.

1.  Ăn quá nhanh

Khi đói, nhiều người thường ăn rất nhanh. Nhưng ăn quá nhanh khiến rất nhiều không khí đi vào dạ dày, làm thanh quản bị đóng kín, có thể kích hoạt sự co thắt cơ hoành, từ đó tạo ra nấc cụt, gây phiền toái cho bạn.

Nên làm: Hãy ăn chậm lại. Để tránh tình trạng nấc cụt, bạn cần thưởng thức bữa ăn thật từ tốn, bình tĩnh.

 

2. Ăn quá nhiều

Nấc cụt cũng có thể xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều và vượt qua khả năng xử lý của dạ dày. Ăn quá nhiều sẽ lấp đầy và làm xáo trộn trong dạ dày, có thể kích hoạt sự co thắt của cơ hoành lân cận.

Nên làm: Để hạn chế tình trạng này, hãy giới hạn khẩu phần ăn của bạn.

3. Ăn đồ quá cay

Ăn quá nhiều đồ cay nóng có thể gây ra nấc cụt. Mặc dù không chắc chắn 100% nhưng ví dụ như ớt có chứa một hợp chất gây kích ứng cơ hoành, dẫn đến co thắt.

Nên làm: Nếu bạn nghi ngờ thực phẩm cay là nguyên nhân nấc cụt của bạn, hãy thử loại bỏ chúng để xem nấc cụt có giảm đi hay không.

Thực phẩm chứa ớt có thể là một trong những nguyên nhân gây nấc cụt.

Thực phẩm chứa ớt có thể là một trong những nguyên nhân gây nấc cụt.

4. Uống nước có ga

Những bong bóng nhỏ trong nước uống có ga có thể tăng nguy cơ nấc cụt. Đồ uống có ga thực chất là chất lỏng với khí nén CO2 lấp đầy trong dạ dày của bạn, từ đó kích hoạt co thắt cơ hoành.

Nên làm: Thay đồ uống có ga bằng các loại không sủi bọt, ví dụ như nước lọc và trà.

5. Đồ uống có cồn

 

Rượu hay bia có thể gây kích ứng thực quản và dạ dày, dẫn đến 1 hiệu ứng domino làm co thắt thêm cơ hoành và gây ra nấc cụt.

Nên làm: Ăn uống điều độ và hạn chế đồ uống có cồn là chìa khóa để tránh được nấc cụt.

6. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nếu bị nấc cụt sau khi ăn đồ rất nóng hoặc lạnh, đó là bởi vì nhiệt độ không phù hợp có thể gây kích ứng thực quản hoặc dạ dày, gây ra sự co thắt của cơ hoành.

Nên làm: Để hạn chế tình trạng này xảy ra, hãy đợi cho đến khi nhiệt độ thực phẩm của bạn ở mức vừa phải rồi mới ăn.

Một số mẹo xử lý khi bạn bị nấc cụt

Nếu các biện pháp phòng ngừa không thành công và vẫn bị nấc cụt, bạn có thể thử áp dụng một số cách sau để xử lý.

- Thở vào một túi giấy

- Súc miệng bằng nước đá

- Hít thở sâu và cố gắng giữ hơi thở càng lâu càng tốt, ít nhất là 10 giây

- Nhâm nhi nước lạnh

Thu Phương (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa