TP.HCM sắp có Ban Quản lý An toàn thực phẩm

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại TP.HCM

Nhận biết con sam và so biển gây ngộ độc thực phẩm

6 cách đơn giản để giảm khó chịu do ngộ độc thực phẩm

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ngộ độc thực phẩm

Trẻ bị rotavirus dễ nhầm với ngộ độc thức ăn, cảm lạnh

Theo số liệu thống kê, TPHCM với hơn 10 triệu người nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm rất lớn. Mỗi năm thành phố tiêu thụ 287.000 tấn thịt, hơn 1 tỷ quả trứng, khoảng 1 triệu tấn rau và 170.000 tấn thủy sản.
Tuy nhiên, người sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm vẫn còn thiếu kiến thức trong vấn đề đảm bảo an toàn toàn thực phẩm; trong đó, một bộ phận không nhỏ đã thiếu lương tâm, chạy theo lợi nhuận mà đưa ra thị trường thực phẩm không an toàn.
Hiện nay, sản lượng nông sản tự sản xuất tại thành phố chỉ đáp ứng khoảng 15 – 20% nhu cầu, phần còn lại là nhập từ các tỉnh, thành hoặc nhập khẩu, nhưng phần lớn chưa kiểm soát được nguồn gốc.
Trong khi đó, công tác quản lý thực phẩm hiện nay còn nhiều bất cập như chưa có quy định về cấp giấy chứng nhận về ATTP đi kèm với lô hàng rau quả, thủy sản, quy định tạm giữ lô hàng nghi ngờ về ATTP; tại 3 chợ đầu mối của thành phố chưa có hệ thống kho để tạm giữ lô hàng nghi ngờ không đảm bảo ATTP cho nên trong khi chờ kết quả kiểm nghiệm thì hàng hóa bị phân tán, tiêu thụ hết...
Hàng chục công nhân công ty Worldon (huyện Củ Chi) bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn chiều 12/5 (ảnh Dân trí)
Bộ máy quản lý ATTP vẫn còn thiếu và hạn chế về năng lực, nghiệp vụ; cơ chế phân công và phối hợp giữa các đơn vị liên quan còn nhiều chồng chéo; các quy định pháp luật trong thanh tra, kiểm tra, xử lý còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa có biện pháp chế tài mạnh…
Chính những nguyên nhân trên khiến an toàn thực phẩm tại luôn là vấn đề "nóng" tại thành phố và người dân phản ánh rất nhiều qua các cuộc tiếp xúc cử tri. Nhiều nhà khoa học còn cho rằng vấn đề an toàn thực phẩm đang là quốc nạn và khiến người dân hoang mang.
Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp bách cho thành phố phải có một cơ quan đầu mối để quản lý vấn đề an toàn thực phẩm, thậm chí giới khoa học còn kiến nghị thành lập trung tâm kiểm nghiệm riêng an toàn thực phẩm.
Thành phố đã chủ trương thành lập cơ quan đầu mối quản lý an toàn thực phẩm. Và mới đây, Sở Nội vụ đã trình UBND TP Đề án thành lập Ban Quản lý ATTP TP (trực thuộc UBND TP) trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế và một số bộ phận trực thuộc các phòng, Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP, Sở Công thương.
Ban Quản lý ATTP TP được kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng không đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố, đồng thời khắc phục các bất cập, tồn tại, rào cản trong hoạt động phối hợp liên ngành...
Bên cạnh một số chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong quản lý ATTTP, Ban Quản lý ATTP TP còn được quyền yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, các tổ chức ngành dọc (kể cả của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố) cung cấp thông tin đến công tác quản lý an toàn thực phẩm…
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin