Quản lý báo chí cần chặt chẽ, khoa học, nhưng không mệnh lệnh, áp đặt
Nước mắm chứa thạch tín: Có "mùi vị" tiêu cực của báo chí
Giải Báo chí Quốc gia: 10 năm nhìn lại!
Vẫn còn nhiều tờ báo "sống" bằng tin giật gân, câu khách
Báo chí gây mất cân bằng giới tính?
Ngày 29/12, Hội Nhà báo VN phối hợp với Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin - truyền thông tổ chức hội thảo khoa học quy mô quốc gia “Báo chí 30 năm đổi mới - Những vấn đề lý luận thực tiễn”.
Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo VN Hồ Quang Lợi cho biết hội thảo nhằm tổng kết, đánh giá những mặt được, chưa được của báo chí trong 30 năm qua, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí trong đời sống xã hội.
Bản tham luận của tổng giám đốc Đài Tiếng nói VN Nguyễn Thế Kỷ cho rằng trong thời gian dài, công tác quy hoạch kế hoạch phát triển và quản lý báo chí chưa được làm tốt.
Theo ông, nước ta có trên 90 triệu dân và có trên 840 cơ quan báo chí thì chưa hẳn đã nhiều. “Nhưng có quá nhiều kênh truyền hình, nhiều ấn phẩm phụ không vì lợi ích chung, không vì công chúng mà chạy theo lợi ích cá nhân và thương mại hóa”, ông Nguyễn Thế Kỷ nhận định.
Theo ông, công tác định hướng chính trị tư tưởng trong nội dung báo chí còn một số hạn chế, bất cập.
Đó là tình trạng thiếu thống nhất, đồng thuận trong chỉ đạo, định hướng thông tin giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý; giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý với cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí; giữa lãnh đạo báo chí với phóng viên, biên tập viên.
Việc nắm bắt, dự báo tình hình, xử lý các tình huống phức tạp còn chậm, khi thì can thiệp quá sâu, thậm chí thô bạo, khi thì lúng túng, bị động.
“Nhiều cái chúng ta ngại nói, ngại thông tin công khai trên báo chí chính thống thì mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác trên Internet sẽ “nói hộ”, thậm chí nói sai, nói theo kiểu xuyên tạc, vu khống” - ông nói.
Ông Nguyễn Thế Kỷ đề nghị công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí cần kịp thời nhưng phải đảm bảo tính khoa học, tính thuyết phục, có lý có tình, tránh áp đặt, mệnh lệnh; phải đạt tới sự tuân thủ tự giác, triệt để của các cơ quan báo chí và những người làm báo.
Khẳng định báo chí nước ta không bị kiểm duyệt, không có vùng cấm, song nhà báo Nguyễn Sỹ Đại (báo Nhân Dân) cho rằng vẫn có “vùng nhạy cảm, vùng nguy hiểm”.
Khi xâm phạm đến lợi ích của “nhóm lợi ích”, thực tế đã cho thấy trong không ít vụ việc tiêu cực, kẻ làm sai lại nhân danh, thậm chí đứng trên pháp luật để kết tội người trung thực, các nhà báo.
“Nếu các nhà báo vì sợ sệt, vì sự an toàn mà thoái thủ, sự tiến bộ xã hội theo đó mà thụt lùi” - ông Đại nói.
Bình luận của bạn