Trẻ bị tăng động? Hãy dùng omega-3

Dầu cá là nguồn omega-3 tự nhiên tốt nhất

Nên bổ sung Omega – 3 từ cá hay TPCN?

Infographic: Acid béo Omega-3, chất béo tốt không nên bỏ lỡ

‘Cai’ thuốc bằng dầu cá

Trứng gà "omega 3": giá đắt gấp đôi, nhập nhèm xuất xứ

Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã theo dõi 80 bé trai tuổi từ 8 đến 14 trong đó có khoảng một nửa từng được chẩn đoán bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Những trẻ này được yêu cầu bổ sung các loại thực phẩm giàu acid béo omega-3, hoặc bơ thực vật (chứa DHA, EPA) hàng ngày trong 16 tuần. Cuối cuộc nghiên cứu, những trẻ được bổ sung omega-3 đều có sự cải thiện triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Viện Sahlgrenska, Đại học Gothenburg, Thuỵ Điển trên 75 trẻ vị thành niên bị ADD/ADHD. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được cung cấp một thực đơn bổ sung acid béo omega-3 hoặc giả dược trong vòng 3 tháng.

TS. Mats Johnson - Tác giả nghiên cứu, Đại học Đại học Gothenburg, cho biết 35% những người bị ADD/ADHD có dấu hiệu được cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần của mình so với nhóm dùng giả dược.

Vì sao acid béo omega-3 lại có tác dụng với trẻ tăng động?
DHA giúp trẻ phát triển trí thông minh

Ba acid béo omega-3 chính là acid alpha-linolenic (ALA), acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA). ALA có thể được chuyển đổi với số lượng nhỏ thành EPA và DHA trong cơ thể người. Trong đó, DHA khá quen thuộc với chúng ta, có tầm quan trọng trong việc phát triển trí thông minh toàn diện cho trẻ.

Nghiên cứu còn cho thấy việc thay đổi chế độ ăn uống bằng việc tăng lên các thực phẩm có hàm lượng acid béo omega-3 là có lợi cho trẻ. Các acid không no và nhiều nối đôi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động của cơ bắp, độ đông máu và sức tăng trưởng của tế bào.

Bên cạnh đó, bổ sung acid béo omega-3 cho trẻ thường không có tác dụng phụ tiêu cực. Nếu có tác dụng phụ, nó đơn giản chỉ là các triệu chứng tiêu hóa nhẹ như ợ hơi, khó tiêu, hoặc tiêu chảy.

Các trường hợp bị mắc ADD/ADHD thường được điều trị bằng thuốc kích thích nhưng không phải trường hợp nào cũng có tác dụng. Phát hiện này sẽ giúp cho khoảng 3 – 6 % trẻ em trên toàn thế giới đang bị rối loạn tăng động giảm chú ý cải thiện được các hành vi của mình một cách tự nhiên và an toàn.

Thực phẩm chức năng bổ sung omega-3 có sẵn trên thị trường

Các nguồn cung cấp ALA tốt nhất là dầu thực vật: Dầu hạt lanh, dầu đậu nành và dầu canola. Trẻ có thể hấp thu EPA và DHA từ hải sản, bao gồm cả cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá hồi) và động vật có vỏ (cua, sò, hàu).

Ngoài các nguồn bổ sung omega-3 cho cơ thể nói trên, thực phẩm chức năng cũng cung cấp một lượng omega-3 không nhỏ. Theo điều tra Y tế Quốc gia Mỹ, thực phẩm chức năng từ dầu cá/omega-3/DHA là những thực phẩm từ tự nhiên không chứa vitamin được sử dụng phổ biến nhất ở người lớn và sau đó là trẻ em.

Người tiêu dùng đang muốn hoặc đã sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung omega-3, hãy lưu ý:
• Thực phẩm chức năng bổ sung omega-3 không phải là thuốc, không thể thay thế bất kỳ một loại thuốc trị bệnh nào.
• Với các trường hợp đang: Mang thai, cố gắng để có thai, hoặc cho con bú; Uống thuốc có ảnh hưởng đến quá trình đông máu; Dị ứng với cá hoặc động vật có vỏ; Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung omega-3 cho trẻ, người tiêu dùng nên tham khảo tư vấn của bác sỹ.
Tiểu Bắc H+ (Theo Foxnews, Psychiatryadvisor)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất