- Chuyên đề:
- Viêm họng
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Vào thời điểm giao mùa thu đông, trẻ dễ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên
Không phải loại viêm họng nào cũng có thể uống thuốc kháng sinh
Bé bị tiêu chảy vì uống thuốc kháng sinh để trị viêm họng
Những dấu hiệu viêm họng mà mẹ phải thuộc lòng để bảo vệ bé yêu
Bé đi học mẫu giáo dễ rước bệnh lây nhiễm
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, viêm đường hô hấp trên xảy ra khi có một số tác nhân như: Thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh (đặc biệt là thời điểm giao mùa thu đông); Ăn uống đồ lạnh; Nhiễm lạnh từ gió, quạt, điều hòa nhiệt độ… Đây không phải là một bệnh mà là một tổ hợp bệnh, bao gồm: Cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản…
Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau nhưng chúng vẫn có một số biểu hiện chung rất dễ nhận thấy. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở trẻ mà mẹ nên nằm lòng để “chẩn bệnh” chính xác cho con:
Sốt: Sốt sốt cao (hơn 39 độ C) và thành cơn.
Sổ mũi và chảy nước mũi: Chảy nước mũi nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.
Ho: Ho là biểu hiện đầu tiên cũng là biểu hiện cuối cùng báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm. Các mẹ nên kiểm soát cơn ho của bé vì nếu chăm sóc, điều trị không đúng cách, kịp thời, trẻ ho nhiều sẽ bị đuối sức, mất ngủ, ho dai dẳng sẽ trở thành viêm phế quản.
Khàn tiếng: Ban đầu chỉ là lạc tiếng, giọng mũi, sau đó tiếng bị khàn đục và thậm chí là mất giọng.
Khó thở: Tuy không phải là triệu chứng đặc thù của viêm đường hô hấp trên, nhưng trong nhiều trường hợp ở viêm đường hô hấp dưới (trẻ bị viêm thanh quản) thì bé sẽ bị khó thở, thở rít, thở khò khè.
Viêm đường hô hấp trên chia thành hai loại là viêm đường hô hấp trên cấp tính và mạn tính. Khi viêm đường hô hấp trên cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì trẻ sẽ dễ bị viêm đường hô hấp trên mạn tính với những dấu hiệu như: Ho rát họng, nuốt thấy hơi vướng, chảy nước mũi thường xuyên (một hoặc cả hai bên mũi). Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì mước mũi thường có màu xanh. Trẻ có thể ngủ ngáy và thở bằng miệng.
Như vậy, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời bởi bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm cầu thận, thấp khớp… Cấp độ nguy hiểm là trẻ sẽ tử vong do đồng nhiễm với bệnh đường hô hấp dưới.
Bình luận của bạn