Chớ coi thường khi trẻ đổ nhiều mồ hôi

Đổ mồ hôi quá mức có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe

Ra mồ hôi nhiều thì phải làm sao?

Tự ti giao tiếp vì bệnh tăng tiết mồ hôi

Mồ hôi vùng nách: Trị dứt điểm cách nào?

Cách sống chung với bệnh ra mồ hôi tay, chân

Trẻ khổ sở vì đổ mồ hôi nhiều

Tiết mồ hôi là phản ứng bình thường của cơ thể. Con người ai cũng đổ mồ hôi và đổ nhiều khi vận động, hoạt động thể lực hoặc khi thời tiết nóng, khi căng thẳng tâm lý... Một số người thì đổ mồ hôi nhiều và thường xuyên trong bất cứ hoàn cảnh nào, tập trung ở các vùng tay, chân, nách, bẹn...

Nguyên nhân của việc tăng tiết mồ hôi là sự mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật và do sự liên quan của một số yếu tố tâm lý, cơ địa, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm... Lứa tuổi thường bị tăng tiết mồ hôi là từ 5 đến 25 tuổi. Chứng tăng tiết mồ hôi gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, học tập của nhiều người.

Em Nguyễn Minh (Yên Hòa – Cầu Giấy) thường xuyên bị đổ mồ hôi tay. Từ lúc lên cấp 2, tay chân Minh càng bị ra nhiều mồ hôi hơn. Việc học hành, thi cử của em bị ảnh hưởng rất nhiều. Những hôm thi hay làm bài kiểm tra trên lớp căng thẳng, mồ hôi tay lại đổ nhiều hơn khiến tờ giấy thi lem nhem, vừa viết em vừa phải dùng khăn để lau tay, chữ viết trên bài kiểm tra trở nên lem luốc. Việc học hành, thi cử của Minh bị ảnh hưởng rất nhiều.

Tăng tiết mồ hôi gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoat, học tập của trẻ

Cũng bị đổ mồ hôi nhiều như Minh là em Minh Huyền (Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy), từ ngày còn bé Huyền bị đổ mồ hôi rất nhiều, không chỉ ở tay chân mà còn ở đầu, nách. Đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể em luôn có mùi “đặc biệt”. Hôm nào đi học cả ngày, em phải mang cả 2 bộ quần áo đi thay. Mặc cảm về mùi mồ hôi mà Huyền sống khép kín, không giao lưu bạn bè.

Phương pháp phẫu thuật

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi như: Cắt bỏ hạch giao cảm ngực. Một số bác sỹ cũng áp dụng biện pháp tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch giao cảm ngực thay cho phẫu thuật. Cả 2 phương pháp này khá hiệu quả tuy nhiên sau khi áp dụng 2 phương pháp này, bệnh nhân có thể tái phát bệnh hoặc bị ra mồ hôi nhiều hơn. 

Ngoài ra 2 phương pháp trên chỉ thích hợp khi áp dụng với người lớn, khi điều trị cho trẻ nên áp dụng các biện pháp Đông y, tránh gây tổn thương cho trẻ.

Với những trẻ mắc tình trạng ra mồ hôi tay, chân, phụ huynh có thể dùng lá lốt cắt cả cây (cây già một chút thì tốt hơn), cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống để một tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân, tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần như vậy).

Ngoài ra, bạn còn có thể cho trẻ ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối (1 bát nước sôi, 3 bát nước lạnh và 1 thìa canh muối hạt, có thể cho thêm xác trà vào ngâm chung), mỗi ngày ngâm 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 -  15 phút; Phương pháp Đông y nhẹ nhàng hơn, nguyên liệu dễ kiếm rất thích hợp để điều trị chứng bệnh ra mồ hôi tay, chân ở trẻ.

Ngoài ra, để hạn chế việc đổ mồ hôi tay, chân, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thảo dược như: Hoàng kỳ, thiên môn đông, sơn thù du kết hợp với số hoạt chất như taurine, magne clorua… Sự kết hợp giữa các thảo dược cổ truyền với hoạt chấy của y học hiện đại giúp săn chắc bề mặt da, hạn chế bài tiết mồ hôi hiệu quả. Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia khi sử dụng sản phẩm.

Thùy Trang H+ 



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết