Trẻ em nhiễm COVID-19 làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 1

Trẻ em từng nhiễm COVID-19 có thể làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 1 - Ảnh: CNA.

Phát hiện nhiều người mắc bệnh nấm đen Mucormycosis sau dịch COVID-19

COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi

Trẻ bị đái tháo đường type 1, cha mẹ cần làm gì?

Nhiễm trùng nấm men có phải dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường type 1?

Theo đó, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Case Western Reserve (Mỹ) đã phân tích hồ sơ bệnh án điện tử của gần 1,1 triệu bệnh nhân từ 18 tuổi trở xuống ở Mỹ và 13 quốc gia khác được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2021 và cả những người được chẩn đoán không nhiễm trùng đường hô hấp liên quan đến COVID-19 trong cùng thời gian đó.

Nhóm nghiên cứu cũng chia dữ liệu thành 2 nhóm: từ 0 - 9 tuổi và từ 10 - 18 tuổi. Sau khi đối chiếu các yếu tố tuổi tác, nhân khẩu học và tiền sử bệnh gia đình, số mẫu nghiên cứu giảm xuống còn 571.256 bệnh nhân. Các phân tích sau đó tiến hành so sánh sự phát triển của đái tháo đường type 1 ở trẻ nhiễm COVID-19 và trẻ nhiễm các bệnh đường hô hấp khác.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 6 tháng nhiễm bệnh, có 123 trẻ được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 1, so với 72 bệnh nhân nhận được chẩn đoán mới sau nhiễm trùng đường hô hấp không liên quan COVID-19, tăng 72% trong chẩn đoán mắc mới.

Thời điểm 1, 3 và 6 tháng sau khi nhiễm COVID-19 được cho là những thời điểm có nguy cơ chẩn đoán mắc đái tháo đường cao nhất. Hai nhóm tuổi 0 - 9 tuổi và 10 - 18 tuổi đều cho các kết quả tương tự nhau trong quá trình phân tích.

“Gia đình có trẻ có nguy cơ mắc đái tháo đường type 1 nên cảnh giác với các triệu chứng của căn bệnh này sau khi nhiễm COVID-19, đặc biệt là sau khi biến chủng Omicron lan nhanh ở trẻ. Chúng ta có thể thấy sự gia tăng đáng kể của căn bệnh này trong những tháng tới và những năm tới.”, Pamela Davis, tác giả nghiên cứu, giáo sư tại Đại học Case Western Reserve cho biết, theo Scitechdaily.

GS. Rong Xu, đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia về y sinh, giám đốc Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo trong phát minh Thuốc, cho biết: Cần có nhiều nghiên cứu hơn để kiểm tra xem có tăng nguy cơ mắc mới bệnh đái tháo đường type 1 khởi phát sau khi nhiễm COVID-19 ở bệnh nhi, đối tượng nào dễ bị tổn thương và cách điều trị bệnh đái tháo đường type 1 liên quan đến COVID-19 ở trẻ em.

"Chúng tôi cũng đang điều tra những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình tiến triển bệnh đái tháo đường type 2 ở trẻ em sau khi nhiễm SARS-CoV-2" - GS. Rong Xu cho biết thêm.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), đái tháo đường type 1 là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Đái tháo đường type 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin, chủ yếu hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ Insulin. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 cần được điều trị bằng Insulin thì mới có cơ hội sống. Trong khi đó, với đái tháo đường type 2, được gọi là "bệnh đái tháo đường khởi phát ở người lớn", vấn đề chính là sự đề kháng Insulin và sau một thời gian tuyến tụy ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị suy kiệt khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu insulin.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Scitechdaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin