Bé bị tiêu chảy vì uống thuốc kháng sinh để trị viêm họng

Loạn tiêu hóa vì dùng kháng sinh để trị viêm họng cho con

Bé đi học mẫu giáo dễ rước bệnh lây nhiễm

Mạo hiểm cho bé dùng thuốc kháng sinh khi bị viêm họng

Bé gặp nguy hiểm vì biến chứng từ viêm họng

Những năm đầu đời trẻ dễ bị viêm tai mũi họng liên miên

Viêm họng hầu như khỏi rất nhanh nếu các mẹ xác định rõ nguyên nhân, chăm sóc bé cẩn thận và có sự tư vấn của bác sỹ. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đều tìm tới thuốc kháng sinh để mong giảm nhanh triệu chứng viêm họng cho con mà không lường được hết những tác dụng phụ nguy hiểm.

Viêm họng do virus không dùng được kháng sinh

Theo thống kê tại khoa Hô hấp, khoa Nhi của nhiều bệnh viện, 80% trường hợp viêm họng là do virus gây ra, thường là: Rhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virus cúm A/B, viruts adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV)... Viêm họng cũng có thể do các loại vi khuẩn khác như: Vi khuẩn tụ cầu và liên cầu... Bên cạnh đó, các chất kích thích và chất gây dị ứng có thể làm cháy các lớp lót ở họng gây viêm họng, bao gồm: Không khí bị ô nhiễm, các hóa chất công nghiệp, thuốc xịt côn trùng, phấn hoa...

Đặc biệt, vào mùa thu đông với không khí khô hanh và lạnh hoặc đột ngột thay đổi nhiệt độ, bé dễ bị nhiễm lạnh rồi phát sinh bệnh viêm họng. Ngay cả thời tiết oi nóng và sử dụng điều hòa nhiệt độ không đúng cách cũng có thể khiến bé dễ dàng bị bệnh lý hô hấp này.

Như vậy, chỉ 20% bé có triệu chứng ho là nhiễm khuẩn và cần dùng đến kháng sinh. Đại đa số các bé còn lại mắc ho là do virus, viêm họng mạn tính hoặc các nguyên nhân khác thì không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Chính vì vậy, các mẹ cho bé dùng kháng sinh ngay sau khi phát hiện bé bị viêm họng là một quyết định vội vàng và mạo hiểm.

Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh, nôn ói, đau bụng…

Ngăn ngừa tái phát viêm họng sau khi dùng thuốc kháng sinh

Các mẹ cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sỹ, không tự ý mua thuốc điều trị cho con. Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn.

- Bổ sung probiotics và prebiotic để cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, với trường hợp kết hợp với các chế phẩm vi sinh mà không có hiệu quả cần đưa bé tới gặp bác sỹ để thay thế bằng kháng sinh khác và được điều trị tiêu chảy kịp thời.

- Không sử dụng men tiêu hóa trong các trường hợp tiêu chảy do thuốc kháng sinh.

- Bù nước và điện giải: Uống nhiều nước, uống oresol hoặc viên hydrite.

- Ăn đồ ăn mềm và lỏng. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ một cách tự nhiên bằng thảo dược hoặc thực phẩm chức năng có thành phẩn: Bướm bạc, cam thảo, kha tử, ImmuneGamma….

 


Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa