Trẻ xuất huyết não vì bị ... mẹ lắc

Đừng bao giờ rung lắc khi bé khóc mà cần dỗ nhẹ nhàng

Mẹ phải làm gì khi trẻ bị đau, nhức chân về đêm?

Dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em - các dấu hiệu nhận biết

Những loại “vị thuốc” tự nhiên giúp trẻ tránh xa táo bón

Không ít trường hợp trẻ phải nhập viện vì những kiểu chăm sóc thiếu kiến thức của các bậc cha mẹ. Điều đó cảnh báo phụ huynh nên tìm hiểu và có những kiến thức nhất định khi chăm sóc con.

Một trường hợp con nhập viện vì bị Shaken baby syndrome do mẹ tung lắc để dỗ con khỏi khóc. Chị Hà (Đống Đa) bèn đặt bé lên hai chân mình, rồi giữ lấy tay con và tung lên, hạ xuống. Làm như vậy một hồi thì bé My (4 tháng tuối – con gái chị) bắt đầu nín khóc. Hai mẹ con tiếp tục ôm nhau ngủ, nhưng đến sáng sớm chị Hà bỗng giật mình vì thấy con bị nôn ói, bỏ bú và vùng trán tím tái. Hốt hoảng, chị gọi chồng dậy và lập tức đưa con vào viện.

Các bác sĩ chẩn đoán bé My bị xuất huyết não do mắc chứng Shaken baby syndrome (còn gọi là hội chứng trẻ bị rung lắc). Chưa hết bàng hoàng, sợ hãi, chị Hà lau nước mắt cho biết, chị không ngờ những cử chỉ “vui vẻ” với con của mình lại khiến bé gặp nguy hiểm trầm trọng như vậy.

Cảnh giác khi chơi đùa với con

Ngoài những bất cẩn mà bố, mẹ hay người lớn gây ra khi chơi đùa, cưng nựng khiến bé gặp thương tích, còn một hội chứng ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần đặc biệt cảnh giác. Đó là hội chứng Shaken baby syndrome.

Hội chứng trẻ bị rung lắc thường xảy ra với các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Lý do là vì ở giai đoạn này, kích thước và trọng lượng đầu của bé chiếm khoảng 1/4 so với cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.

Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ sẽ gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.

Vì thế, bố mẹ không bao giờ nên chơi đùa với trẻ một cách “quá đà” khiến con bị rung lắc mạnh như vậy. Đặc biệt là không được tung con lên, xốc nách hay những trò chơi khiến con bị thay đổi tư thế đột ngột. Điều đó có thể gây những nguy hiểm khó lường cho bé.

Các bà mẹ cũng không nên âu yếm con quá mức bằng cách hôn hít bé khi cơ thể đang nhiễm bệnh hoặc đang dùng mĩ phẩm để đảm bảo an toàn cho bé.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ