Nhiều nam giới nghĩ triệt sản làm ảnh hưởng tới phong độ "chuyện ấy"
10 cách giảm nguy cơ vô sinh ở nam giới
Top thực phẩm là kẻ thù của nam giới
9 yếu tố ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản nam giới
Nhiều nam giới vô sinh do không có tinh trùng
Cách phòng đột quỵ ở nam giới hiệu quả
Mất “phong độ đàn ông” vì triệt sản?
Thạc sỹ Nguyễn Hoài Bắc - Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức cho biết, triệt sản nam là hình thức can thiệp bằng cách thắt ống dẫn tinh chặn đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh nhằm loại bỏ khả năng duy trì nòi giống của nam giới.
Đây là một biện pháp tránh thai vĩnh viễn, có hiệu quả gần như 100% cho nam giới và là một thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện, an toàn, không tác dụng phụ, nhưng lại được rất ít đấng mày râu lựa chọn. Một thực tế cho thấy, số lượng nam giới đi thắt ống dẫn tinh rất ít vì họ sợ thủ thuật sẽ ảnh hưởng đến phong độ “chuyện ấy”; những người còn lại thì thường là không tự nguyện mà đa phần là bị vợ thúc giục...
Đơn cử là trường hợp của vợ chồng anh L. có hai con, đủ cả trai gái. Vợ anh đã hai lần đi đặt vòng tránh thai nhưng bị “rong kinh” cả tháng nên phải tháo ra. Tháng trước, anh phải dẫn vợ vào Bệnh viện Từ Dũ giải quyết hậu quả do vỡ kế hoạch. “Vợ năn nỉ rồi giục mình đi thắt ống dẫn tinh, mình thấy đó cũng là cách giải quyết cho tình trạng thường xuyên vỡ kế hoạch của hai vợ chồng, nhưng cứ thấy ngần ngại và băn khoăn. Nghe mấy ông bạn bảo, thắt xong về sẽ không “làm ăn” gì được”, anh Long tâm sự.
Một ca thắt ống dẫn tinh
Một trường hợp khác, anh B. là giảng viên được mời giảng dạy tại một trường đại học ở nước ngoài, nửa năm trước, anh đã lo xong thủ tục định cư ở Đức và dự định mình sang trước mấy tháng, rồi sẽ đón vợ và con. Vợ anh, vì lo chồng sẽ không thể chống được cám dỗ khi xa gia đình, và để lại "hậu quả" nên nằng nặc bắt chồng phải thắt ống dẫn tinh mấy ngày trước khi lên máy bay. Dù không thích kế hoạch này bởi nghe lời “rủ rỉ” của đám bạn rằng thắt ống dẫn tinh gây yếu “sinh lý” nhưng vợ cứ liên tục làm "khó", lại cũng không muốn có thêm con nữa, anh H. đành tặc lưỡi đồng ý.
Đặc biệt, triệt sản đã trở thành nỗi “ám ảnh” với chồng chị T.H. Chị T.H (32 tuổi, TP. HCM) gặp tai biến sản khoa khi sinh đứa con thứ hai nên bác sỹ khuyên không nên sinh nở nữa. Từ đó, chị đã áp dụng khá nhiều biện pháp tránh thai như đặt vòng, dùng que cấy, tính ngày… nhưng đều gặp một số rắc rối. Hai năm sau, chị H. mang thai ngoài ý muốn. Do còn khó khăn về kinh tế nên vợ chồng chị quyết định bỏ thai. Sau thủ thuật, họ được khuyên nên triệt sản vì nếu để chị mang thai hay phá thai lần nữa, có thể rất nguy hiểm cho chị. Bác sỹ gợi ý chồng chị H. nên là người thực hiện triệt sản vì hiện sức khỏe của chị không ổn.
Chồng chị H. tỏ ra rất lo lắng nhưng cuối cùng cũng thực hiện. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, anh trở về với trạng thái tâm lý khá tệ, chuyện vợ chồng cũng đột ngột suy giảm không phanh. Sau 3 tháng chịu đựng chứng rối loạn tình dục, anh quyết định đến Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) để được nối lại ống dẫn tinh vì nghĩ rằng chính thủ thuật thắt ống dẫn tinh khiến “chuyện ấy” của anh suy giảm.
Không có chuyện mất “bản lĩnh đàn ông”
ThS. Nguyễn Hoài Bắc cho biết, không ít nam giới còn hiểu sai, cho rằng thắt ống dẫn tinh khiến họ mất, giảm khả năng tình dục, hoặc "ngơ ngẩn như gà trống thiến". Trong khi thực tế, việc này không ảnh hưởng gì tới sức khỏe và đời sống gối chăn.
Thủ thuật thắt ống dẫn tinh
Đồng quan điểm này, ThS. Mai Bá Tiến Dũng - Trưởng khoa Nam khoa, Bệnh viện Bình Dân TP. HCM nói: “So với các nước trên thế giới và cả trong khu vực như Hàn Quốc, Singapore…, tỷ lệ nam giới đi thắt ống dẫn tinh tại Việt Nam còn rất thấp, do vẫn còn tâm lý sợ trở thành "thái giám". Đây là suy nghĩ rất sai lầm bởi hoạt động cương cứng của dương vật phụ thuộc hệ thống mạch máu, nội tiết và tâm lý của nam giới. Triệt sản không ảnh hưởng đến hoạt động của dương vật. Người đi triệt sản không trở thành “thái giám” cũng như gặp những trục trặc trong quan hệ tình dục.
ThS. Bắc giải thích, thực chất, việc thắt ống dẫn tinh chỉ đơn giản là chặn đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh. Khi sinh hoạt vợ chồng, tinh dịch vẫn xuất bình thường (từ 2 đến 4ml) nhưng tinh dịch không có tinh trùng nên người vợ không thể thụ thai được. Số tinh trùng không di chuyển, đọng lại trong ống sinh tinh, mào tinh và một phần dưới ống dẫn tinh, sau đó tự tiêu đi.
Thủ thuật này cũng không ảnh hưởng tới sự tiết hormone giới tính testosterone nên không hề làm thay đổi giọng nói, cơ bắp hay râu ria của nam giới cũng như "sức mạnh phòng the" của họ. Tuy nhiên, một số người, vì lo lắng thái quá, nên sau khi thắt ống dẫn tinh lại có thể mắc rối loạn tâm lý, ám ảnh việc mình mất khả năng đàn ông.
Bình luận của bạn