Triệu chứng đái tháo đường ở nam giới và nữ giới có gì khác nhau?

Phát hiện và điều trị đái tháo đường type 2 sớm sẽ giúp bạn trì hoãn việc dùng thuốc

Tại sao người bệnh đái tháo đường thường khó giảm cân?

Đái tháo đường: 2 nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao giữa đêm

Những loại trái cây giúp kiểm soát dường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường: Một vài sai lầm khi thực hiện chế độ ăn low-carb

Các triệu chứng chung cảnh báo đái tháo đường type 2

Các triệu chứng đái tháo đường type 2 có thể khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng này có thể phát triển dần dần trong vòng nhiều năm, do đó đôi khi bạn khó có thể nhận ra chúng:

Đi tiểu thường xuyên

Triệu chứng này xảy ra khi thận không thể theo kịp lượng glucose dư thừa trong máu. Điều này buộc cơ thể phải tìm cách đào thải lượng glucose dư thừa qua nước tiểu một cách thường xuyên hơn. Theo đó, một người trưởng thành bình thường có thể sản sinh từ 1 - 2 lít nước tiểu/ngày. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, con số này có thể tăng lên tới 3 lít/ngày.

Hay thấy khát nước

Hay thấy khát nước là kết quả của việc người bệnh có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Cảm giác khát do bệnh đái tháo đường có thể rất dai dẳng, bất kể bạn uống nước thường xuyên tới đâu đi chăng nữa.

Hay thấy đói

Khi mắc đái tháo đường type 2, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa glucose thành năng lượng. Điều này khiến bạn luôn cảm thấy đói, thiếu năng lượng.

Mờ mắt

Đái tháo đường type 2 có thể gây tổn thương mạch máu nhỏ ở mắt, dẫn tới mờ mắt

Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về mắt, ví dụ như bệnh võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… Lượng đường huyết tăng cao có thể làm tổn thương mạch máu, bao gồm cả các mạch máu nhỏ trong mắt và dẫn tới mờ mắt.

Mệt mỏi

Một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường có thể thường hay thấy mệt mỏi do sự biến động đường huyết thất thường (đường huyết liên tục tăng cao rồi lại hạ thấp).

Vết thương lâu lành

Đái tháo đường có thể làm giảm lưu thông máu, cũng như gây tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể. Điều này khiến các vết cắt, vết xước (đặc biệt là các vết thương ở bàn chân) lâu lành hơn.

Ngứa ran, tê bì bàn tay, bàn chân

Đường huyết tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu, tổn thương dây thần kinh và khiến các dây thần kinh không thể hoạt động bình thường. Đây là biến chứng thần kinh đái tháo đường thường gặp.

Giảm cân khó giải thích

Tình trạng kháng insulin có thể khiến glucose tích tụ trong máu, thay vì chuyển hóa thành năng lượng. Điều này khiến cơ thể buộc phải sử dụng tới chất béo hoặc phá hủy một số cơ để tạo thành nguồn năng lượng thay thế. Do đó, nếu thấy mình bị giảm khoảng 5% trọng lượng cơ thể một cách khó giải thích, bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh cụ thể.

Thường hay bị nhiễm trùng

Tổn thương thần kinh, suy giảm miễn dịch, lưu thông máu kém… có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở người bệnh đái tháo đường. Thêm vào đó, lượng đường trong máu tăng cao càng khiến tình trạng nhiễm trùng dễ lây nhanh trong cơ thể.

Xuất hiện các vùng da sạm đen, mịn như nhung

Bệnh gai đen khá phổ biến ở người bệnh đái tháo đường. Tình trạng này thường xảy ra ở các vùng da nhiều nếp gấp như nách, cổ và bẹn.

Các triệu chứng đái tháo đường type 2 ở nam giới

- Nam giới mắc đái tháo đường thường có nồng độ testosterone thấp hơn. Điều này có thể dẫn tới việc giảm ham muốn.

- Một nghiên cứu năm 2017 chỉ ra rằng, hơn 50% số nam giới mắc đái tháo đường bị rối loạn chức năng cương dương.

- Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số nam giới có thể bị xuất tinh ngược dòng như một triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

- Nồng độ testosterone thấp ở nam giới mắc đái tháo đường cũng có thể góp phần làm giảm khối lượng cơ.

Các triệu chứng đái tháo đường type 2 ở nữ giới

- Theo nghiên cứu năm 2015, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm nấm có xu hướng phổ biến hơn ở nữ giới mắc đái tháo đường type 2 do đường huyết tăng cao.

- Tình trạng kháng insulin có thể liên quan tới hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), từ đó khiến nữ giới mắc đái tháo đường khó thụ thai hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết