Empty
Empty

Vào tuổi lục tuần, tôi vẫn còn ra sân quần vợt, chơi với các bạn trẻ hơn, và thường nhận lời khen mà tôi rất thích nghe: “Không biết ở tuổi chú, tụi cháu có được như chú bây giờ không?” Các bạn ấy nghĩ thế hệ càng về sau tuổi thọ càng ngắn hơn, đơn giản vì có nhiều lạc thú hơn. Càng trẻ càng ăn uống vô độ, rượu chè, và hưởng lạc hơn. Cũng phải, vì khi xã hội văn minh thì “niềm vui trần thế” không chỉ nhiều, mà còn rẻ nữa.

Tuy vậy, trên thực tế, tuổi thọ con người không hề ngắn hơn. Ngược lại càng về sau càng cao.

Empty

Ở Việt Nam chúng ta, tuổi thọ bình quân cũng ngày càng tăng, là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: Người già là “phúc lớn cho dân tộc”. Hiện nay (2023) cứ 100 người Việt thì có đến 17 người trên 60 tuổi, theo số liệu chính thức từ Bộ Công an ngày 9/2/2023. Đến 2050, có 64 quốc gia siêu già. Trung bình mỗi năm có 58 triệu người tròn 60 tuổi, mỗi giây có hai người đến 60 tuổi.

Mặc dù cuốn sách “Kỷ lục sống lâu” đã tuyên bố rằng tuổi thọ tối đa của con người và động vật là khó thống kê nhất, người dân vùng Kavkaz thuộc Liên Xô cũ vẫn tin rằng tuổi của họ là hơn 120 tuổi, thậm chí 160 tuổi. Họ còn tổ chức một đoàn lưu diễn gồm các vũ công trăm tuổi, đi biểu diễn khắp nơi trong nước, nên không có gì đáng ngạc nhiên những tuyên bố về tuổi thọ đã nhận được sự ngưỡng mộ rộng rãi trên toàn thế giới. Những người già nhất thường là nam giới, điều này về bản chất là không thể xảy ra vì phụ nữ sống lâu hơn nam giới.

Bác sĩ lão khoa Zhores Medvedev nổi tiếng, đã chỉ ra rằng không có bằng chứng về những người sống lâu kỷ lục này ở vùng Kavkas.

Empty

Trong nhiều thế kỷ, con người đã bối rối trước sự già đi không thể tránh khỏi của con người. Nếu bạn là một tín đồ Phật giáo, bạn sẽ tin rằng, trong 4 cái khổ mà đức Phật đã nói, già là cái khổ thứ hai (sinh, lão, bệnh, tử), nhưng tôi không chắc, bạn có chấp nhận cái “khổ” đó không?

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc từng viết cuốn sách bán chạy: “Già sao cho sướng” , đã chỉ cho chúng ta trải nghiệm về sự “già mà sướng” của ông. Tôi cũng tin và nghe theo lời khuyên của ông - một bác sĩ nhi khoa trưởng thượng, lớn hơn tôi một thập kỷ. Nhưng tôi tin nhiều hơn vào một thứ, đó là tư duy của con người.

Trong hầu hết nửa sau của thế kỷ 20, lão hóa vẫn là một bí ẩn hoặc một vấn đề sinh học chưa được giải đáp. Vào cuối thế kỷ 20, một khám phá khoa học đáng chú ý đã xuất hiện. Đó không phải là một khám phá đơn lẻ theo nghĩa thông thường, bởi vì nó dựa trên một loạt những hiểu biết quan trọng có mối liên hệ với nhau trong một khoảng thời gian khá dài.

Những hiểu biết sâu sắc này lần đầu tiên giúp chúng ta có thể hiểu được lý do sinh học gây ra sự lão hóa ở động vật và con người. Tuy nhiên, có thể nói rằng nhiều quan sát và hiểu biết sâu sắc giải thích sự lão hóa sẽ không được chấp nhận như một kiến thức đã được xác lập trong một thời gian dài. Lĩnh vực này vẫn còn đầy rẫy các nhà khoa học và những người không phải là nhà khoa học (trong đó có tôi), những người chỉ vui vẻ tiếp tục suy đoán về "bí ẩn" của sự lão hóa. Mục đích của cuốn sách này là xua tan sự thiếu hiểu biết bằng cách giải thích bằng ngôn ngữ phi kỹ thuật những nguyên nhân dẫn đến sự lão hóa và huyền thoại về việc kéo dài tuổi thọ quá mức.

Bác sĩ lão khoa nổi tiếng Steven R Gundry, tác giả cuốn sách mà người già như tôi không thể bỏ qua: ”Nghịch lý trường thọ: Làm thế nào để chết trẻ khi tuổi già chín muồi” , đã cho rằng chúng ta đã “lão hóa” từ thời điểm chúng ta được sinh ra, chứ không phải đợi đến 60 mới bắt đầu già. Nhưng già đi không có nghĩa là suy tàn. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong cuốn sách về tuổi già mà tôi vừa nhắc, cũng nhấn mạnh: “Lão khoa cũng chính là nhi khoa!”… Ngành lão khoa ngày càng phát triển vì tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao, nhưng khi nói đến lão khoa, hình như người ta quá nặng về bệnh, tàn phế hơn là đến sự sảng khoái toàn diện về tâm thần, thể chất và xã hội của người già, phù hợp với tuổi tác, giới tính của họ” .

Là một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng thế giới, Tiến sĩ Steven Gundry đã điều trị cho những bệnh nhân cao niên trong phần lớn sự nghiệp của mình. Ông biết ai cũng nghĩ mình muốn sống mãi, cho đến khi bước sang tuổi già và chứng kiến nỗi đau khổ của cha mẹ, thậm chí cả bạn bè đồng trang lứa.

Empty

Vậy làm thế nào để chúng ta giải quyết nghịch lý muốn sống đến tuổi già, nhưng lại tận hưởng những lợi ích của tuổi trẻ?

Từ thời Hy Lạp cổ đại, các nhà hiền triết đã nói đến hậu quả của việc “sống lâu mà không có sức khỏe”. Câu chuyện này được khắc họa đầy ấn tượng trong thần thoại về Tithonus, hoàng tử thành Troy. Sau khi nữ thần Eos bắt cóc anh, bà đã yêu cầu thần Zeus biến Tithonus thành bất tử. Thật không may, Eos chỉ cầu cho Tithonus bất tử mà quên yêu cầu “tuổi trẻ vĩnh cửu”. Vì vậy, càng già chàng hoàng tử đẹp trai, đầy sực lực ngày nào, trở nên một ông già xấu xí với tất cả “hiệu ứng của thời gian”.

Empty

“Hiệu ứng Tithonus” đã được dùng như một thuật ngữ y khoa nhằm cảnh giác các loại thuốc kéo dài tuổi thọ, mà không chuẩn bị tâm lý về sự biến dạng ngoại hình khi già lão. Bác sĩ Gundry, tác giả của cuốn “Nghịch lý tuổi già” (The aging Paradox) đã chữa trị bệnh già cho hàng nghìn bệnh nhân đã phát hiện ra rằng “những căn bệnh lão hóa” mà chúng ta lo sợ nhất không chỉ đơn giản là do tuổi tác; đúng hơn, chúng là sản phẩm phụ của cách người già đã sống trong nhiều chục năm. Trong cuốn “Nghịch lý tuổi già”, ông vạch ra một cách tiếp cận mới để chống lão hóa tốt hơn -một phương pháp dựa trên việc hỗ trợ sức khỏe cho những bộ phận “già nhất” trong chúng ta: đó là các vi sinh vật sống trong cơ thể chúng ta.

Đây là lời khuyên của bác sĩ Gundry mà tôi đã nghiêm túc nghe theo và làm theo: “Vi khuẩn đường ruột của chúng ta - vi khuẩn tạo nên hệ vi sinh vật - quyết định phần lớn sức khỏe của chúng ta theo năm tháng. Từ những căn bệnh như ung thư và Alzheimer đến những căn bệnh thông thường như viêm khớp cho đến cân nặng và vẻ ngoài của làn da, những căn bệnh này đều nằm trong tay vi khuẩn”. Vi khuẩn đường ruột đã kiểm soát chất lượng cuộc sống của chúng ta nhất là khi năm tháng chất chồng lên cơ thể và tâm hồn con người.

Tin tốt là, không bao giờ là quá muộn để hỗ trợ những vi khuẩn này và cung cấp cho chúng những gì chúng cần để giúp chúng - và bạn - phát triển. Trong “Nghịch lý tuổi già”, Tiến sĩ Gundry vạch ra kế hoạch dinh dưỡng và lối sống để hỗ trợ sức khỏe đường ruột và sống tốt trong nhiều thập kỷ tới. Là một bước tiến trong khoa học mới về lão hóa, bác sĩ Gundry đưa ra một kế hoạch hành động để ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh tật cũng như những thủ thuật đơn giản để giúp mọi người trông trẻ hơn và tràn đầy sức sống hơn, đừng để quá muộn!

Empty

Hai chữ “quá muộn” tôi từng nghe một cách đau đớn cách đây hơn một thập kỷ trong phòng nội soi của Bệnh viện Vạn Hạnh TP.HCM là dấu chấm hết cho “bài báo cuộc đời một nhà báo” là tôi. Lúc đó, tôi rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Bây giờ nghĩ lại, tôi cho rằng nguyên nhân của tuyệt vọng không phải vì hai chữ “quá muộn” cho căn bệnh ung thư đại tràng mà bác sĩ nội soi còn rất trẻ kết luận không thương tiếc với tôi, mà chính vì tôi chưa bao giờ có ý nghĩ mình đủ già cho một cái chết. Bây giờ qua tuổi 70, và còn viết khỏe, tôi nghĩ thời gian đã chín muồi cho “trái cây rụng xuống”. Chắc chắn, không cần con số thống kê, tôi vẫn tin nhận xét của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc: “Các thầy thuốc lão khoa thường là những người còn trẻ, tuy có chuyên môn sâu trong chữa trị bệnh tật cho người cao tuổi nhưng phần lớn họ chưa từng được trải nghiệm tuổi già, chưa được thưởng thức... cái già, chưa được hưởng thụ... cảnh già!”. Chính vì vậy đội ngũ bác sĩ lão khoa không tin vào nghịch lý của tuổi già: Càng già càng hạnh phúc. Cuối cùng người càng già như gừng càng cay, phải biết tìm cách chữa trị bệnh già, mà cách tốt nhất là tận dụng sự chín muồi của trí tuệ đã được tích lũy theo thời gian.

Dù bạn có tin hay không thì việc già đi cũng có những mặt tích cực. Sức khỏe thể chất của bạn có thể suy giảm khi bạn già. Và thật không may, khả năng nhận thức của bạn như học các kỹ năng mới và ghi nhớ mọi thứ cũng có thể bị ảnh hưởng. Nhưng bất chấp những nhược điểm đó, nghiên cứu của tiến sĩ Gundry cho thấy rằng sức khỏe tinh thần tổng thể của người già, bao gồm tâm trạng, cảm giác hạnh phúc và khả năng xử lý căng thẳng, sẽ tiếp tục được cải thiện cho đến cuối đời.

Trong một cuộc khảo sát gần đây với hơn 1.500 cư dân San Diego từ 21 đến 99 tuổi, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những người ở độ tuổi 20 là những người căng thẳng và chán nản nhất, trong khi những người ở độ tuổi 90 là những người hài lòng nhất.

Empty

Thay vào đó, các nhà khoa học tìm thấy mối quan hệ rõ ràng giữa tuổi tác và sức khỏe tinh thần: Người càng lớn tuổi thì càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Tất nhiên, với một điều kiện vô cùng khó: Sức khỏe tốt, hoặc tốt hơn.

Dilip Jeste, Giám đốc Trung tâm Lão hóa khỏe mạnh, Đại học California (UC) San Diego và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Sự nhất quán thực sự rất ấn tượng”. “Những người lớn tuổi hạnh phúc hơn, hài lòng hơn, ít chán nản hơn, ít lo lắng và ít cảm thấy căng thẳng hơn những người trẻ tuổi”.

Empty

Con trai tôi vừa tặng tôi cuốn sách: “Du hành với triết gia Epicurus” của Daniel Klein, và tôi đọc một mạch để củng cố cho suy nghĩ rằng người trẻ nhiều lo toan, căng thẳng hơn. Nhưng ở tuổi 20, 30, 40 mà bạn không lo toan, không mưu cầu một sự thành đạt, hay thực hiện một lý tưởng cao đẹp thì bạn sinh ra để làm gì? Sống lâu để làm gì? Chính vì vậy, khi bạn còn trẻ, bạn phải lao động cật lực để giành lấy một số thành tựu nhất định và khi về già bạn mới có một tuổi già hạnh phúc.

Các chuyên gia về tâm lý tuổi già cho biết những phát hiện mới này bổ sung vào số lượng nghiên cứu ngày càng tăng cho thấy việc già đi có những lợi ích về mặt cảm xúc.

Laura Carstensen, Giám đốc Trung tâm Tuổi thọ Stanford, cho biết: “Trong văn học, nó được gọi là nghịch lý của sự lão hóa. “Làm thế nào mà với nhiều mất mát được ghi chép rõ ràng xảy ra theo tuổi tác, chúng ta cũng thấy sự cải thiện này về mặt tinh thần?”

Empty

Khi điều đó xảy ra, Carstensen không hề nghĩ đây là một nghịch lý. Trong công việc của mình, bà đã tìm thấy bằng chứng cho thấy mục tiêu và lý luận của con người thay đổi khi họ đánh giá cao tỷ lệ tử vong ở người già và nhận ra rằng thời gian của họ trên trái đất là hữu hạn.Bà nói: “Khi mọi người đối mặt với những kết thúc, họ có xu hướng chuyển từ mục tiêu khám phá và mở rộng tầm nhìn sang mục tiêu tận hưởng các mối quan hệ và tập trung vào các hoạt động có ý nghĩa.

Empty

Cuối cùng, mặc dù dân Nhật nổi tiếng về dân số già, nhưng trên thế giới, có dân tộc nào được kính trọng hơn người Nhật. Có ai nói nước Nhật không có tương lai?

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết