Từ bỏ hay là gỡ bỏ những cái nhãn người khác gắn lên người bạn!

Những cái nhãn người khác gắn lên bạn không thể hiện đúng con người bạn

Bí quyết giúp não bộ trẻ trung, minh mẫn

5 dưỡng chất phụ nữ trên 40 tuổi nên bổ sung thường xuyên

Chỉ ra 5 thói quen đi bộ giúp làm chậm quá trình lão hóa

Hà Nội lại ô nhiễm không khí nghiêm trọng, người dân cần lưu ý gì?

Trích: Mặc kệ thiên hạ, sống như người Nhật

Tủ sách Sống Khác Skybooks

Bạn đã bao giờ biết đến câu này chưa?

Thánh thần,

Xin người hãy cho con can đảm,

Để thay đổi những điều có thể thay đổi được.

Xin người hãy cho con thanh thản,

Để chấp nhận những điều không thể đổi thay,

Và, 

Xin người hãy cho con khôn ngoan,

Để phân biệt được điều nào có thể thay đổi và điều nào không thể thay đổi.

Đây là lời cầu nguyện đã được nhà thần học, nhà luân lý học người Mỹ Reinhold Niebuhr phát biểu trong bài thuyết giáo ở một nhà thờ nhỏ tại ngôi làng trong núi phía Tây bang Massachusetts vào mùa hè năm 1943. Vì thế, nó được đặt tiêu đề là "Lời cầu nguyện của Niebuhr".

chuong-1-mac-ke-thien-ha

Câu nói "Xin người hãy cho con thanh thản để chấp nhận những điều không thể đổi thay" là nhằm giải thích tầm quan trọng của từ bỏ.

Có lẽ, nhiều người vẫn cho rằng "từ bỏ" mang ý nghĩa tiêu cực nhưng việc phân biệt giữa điều có thể thay đổi và điều không thể thay đổi, và việc cần chấp nhận những điều không thể thay đổi lại là cách nghĩ tích cực.

Thay vì suy nghĩ nhiều và lo lắng về những điều không thể thay đổi, bạn sẽ thấy thoải mái và có ý nghĩa hơn nếu biết từ bỏ và chấp nhận điều không thể thay đổi. Để rồi, bạn tập trung vào những điều bản thân có thể thay đổi.

Tuy nhiên, trong thực tế, chấp nhận những điều không thể thay đổi là việc vô cùng khó khăn. Bởi vậy, việc hiện thực hóa ý nghĩ, "Mình phải trở thành một cái tôi khác với tôi của hiện tại. Thế nên mình sẽ thay đổi!" lại càng khó khăn hơn nữa.

Nhưng, với những ai đang cố gắng thay đổi và những ai đang nỗ lực để tiến tới gần lý tưởng của mình, hãy chấp nhận toàn bộ con người mình, mặt tốt, mặt xấu, mặt đáng thất vọng... tất cả. Nếu bạn không thể chấp nhận toàn bộ con người mình, bao gồm cả những điều không hay, thì bạn sẽ không thể tiến lên được. Xin hãy chấp nhận bản thân mình, một cách trọn vẹn.

Người khác sẽ gắn rất nhiều nhãn dán lên người bạn. Ví dụ như một người ưu tú, một kẻ vô dụng, người hiền lành, người cẩu thả hay vì bạn là đàn ông, phụ nữ, anh trai, cha mẹ...

z3723127162210_953f68d91d24d848dfa95dfe7d3ed0f6

Họ đánh giá bạn bằng mọi thuộc tính, cấp bậc hay bản chất, phân loại chúng ra rồi dán vào những cái nhãn. Và chúng ta thường có khuynh hướng chấp nhận những cái nhãn do người khác dán lên mình.

Vì tôi là người kiên định nên tôi phải thật vững vàng.

Tôi phải sống sao cho ra dáng đàn ông.

Vì làm cha/mẹ rồi nên tôi phải có phong thái của người làm cha/mẹ.

Cứ như vậy, bạn để yên cho người khác dán nhãn lên bản thân, rồi tự tay siết chặt cái nút thắt lại.

Những nhãn dán đấy có thật sự là con người bạn?

Những nhãn dán người khác dùng để đánh giá bạn có thể "quá" hơn rất nhiều so với bạn nghĩ.

Đặc biệt, tôi muốn bạn lưu ý khi nhà tư vấn, bác sỹ tâm lý dán nhãn cho bạn, dưới danh nghĩa "chẩn đoán".

Khi bạn được chẩn đoán mắc chứng "trầm cảm" bạn sẽ nghĩ "à hóa ra mình bị trầm cảm" nên tâm trạng của bạn càng trở nên u ám. Một số có thể không biểu hiện ra nhưng nguy cơ vẫn luôn tiềm ẩn.

review-sach-mac-ke-thien-ha-song-nhu-nguoi-nhat

Khi được chẩn đoán "trầm cảm", bạn sẽ "trốn tránh" cụm từ đó. Hơn nữa, nhiều người còn suy nghĩ theo kiểu "Tôi bị trầm cảm, tôi cần được mọi người quan tâm."

Tuy nhiên, cho dù trong bạn có tồn tại những yếu tố trói buộc bạn hay không, bạn vẫn là bạn.

Từ bỏ đôi khi là việc tích cực, giống như công tắc chuyển sang chế độ sống theo "Quan điểm của bản thân". Việc bạn gỡ những nhãn dán trên người mình xuống cũng coi như một cơ hội để bật công tắc.

 

"Quan điểm của bản thân" đối lập với "quan điểm của người khác". Trong tác phẩm Mặc kệ thiên hạ, sống như người Nhật, tác giả Mari Tamagawa, một nhà tâm lý trị liệu đã đưa ra 2 khai niệm này. Nếu bạn sống theo "Quan điểm của người khác", dựa dẫm ỷ lại vào sự an ủi của người khác, bạn sẽ chỉ "gặt hai" được thêm những băn khoăn, muộn phiền và chúng ngày càng dồn ép bạn. Trong khi sống theo "Quan điểm của bản thân", dựa vào những tiêu chuẩn của bản thân, bạn sẽ tự tin, thoải mái và giúp bạn vững vàng bước tiếp trong cuộc sống.

PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa