Tương lai sau đại dịch COVID-19: Nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khỏe tăng cao

"Tương lai sau đại dịch COVID" của tác giả Jason Schenker do Nhã Nam và NXB Thế giới phát hành

Chụp mạch vành có ý nghĩa thế nào trong chẩn đoán bệnh mạch vành?

Vi phạm quảng cáo TPBVSK không giảm: Nhiều bộ, ngành phải cùng vào cuộc

Chuyển đổi số trong công tác quản lý F0 tại nhà

Người mắc Omicron có thể lây truyền bệnh trong ít nhất 6 ngày

Trích: Tương lai sau đại dịch COVID

Chương 3: Tương lai của việc làm

Mọi người đều có thể đã từng làm việc từ xa vào một thời điểm nào đó rồi.

Khi tôi bắt đầu làm công việc tư vấn tại McKinsey vào năm 2007, gần 13 năm trước, nhiều công ty tư vấn, bao gồm cả công ty tôi đã cho phép mọi người làm việc tại nhà, và vào thời ấy họ đã sử dụng không gian linh hoạt và không gian làm việc chung (co-working).

Nhưng nhiều tập đoàn không chịu chuyển sang môi trường làm việc từ xa.

Quả thực, khi tôi thành lập Prestige Economics vào năm 2009, nó đã được thiết kế để trở thành một công ty làm việc từ xa. Chúng tôi chưa bao giờ có văn phòng. Và chưa bao giờ có bất kỳ dự định nào để thiết lập một văn phòng.

Với những diễn tiến gần đây của dịch COVID-19, quyết định này khiến tôi cảm thấy rất đồng cảm với phương châm: "Tôi thích là người may mắn hơn người giỏi." Mặc dù những rủi ro đại dịch luôn chực chờ nhưng việc chúng ta đang sống qua một trong những đại dịch nghiêm trọng lại là một biến cố bất ngờ với nhiều người. 

jason-schenker

Tác giả Jason Schenker được Bloomberg News đánh giá là chuyên gia dự báo số 1 thế giới cho 25 hạng mục, trong đó có vấn đề việc làm 

Hiện giờ chúng ta đang ở vào một thời điểm bước ngoặt, và trong khi khả năng sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên làm việc từ xa vẫn còn ở dạng tiềm năng trong nhiều năm tới thì những công ty nào vẫn chống lại xu hướng này hiện đang buộc phải thích ứng.

Sắp tới đây, khả năng là nhiều công ty không còn có thể quay lại như cũ.

Tất nhiên, một số công ty sẽ không bao giờ nhìn lại phía sau. Có lẽ họ vẫn tiếp tục ủng hộ phương thức làm việc từ xa để giúp giảm thiểu chi phí hoạt động của công ty và làm tăng mức độ hài lòng và tính linh hoạt của người lao động.

Lại có các công ty muốn đảo ngược xu hướng, nhưng trước hiện trạng mọi người đang làm việc từ xa và nhiều người trong số họ làm việc rất hiệu quả, những công ty nào muốn đảo ngược xu hướng và chấm dứt tình trạng làm việc từ xa có thể sẽ gặp khó khăn khi đưa nhân viên trở lại làm việc toàn thời gian ở văn phòng.

Ba loại công việc

Ngoài những thay đổi về phương thức làm việc từ xa, người ta cũng bắt đầu nhận thức được ba loại công việc - ba loại nhân công. Đó là:

- Nhân công thiết yếu

- Nhân công tri thức

- Những người khác

Trước hết, có những công việc thiết yếu dành cho những nhân công thiết yếu. Đây là những công việc mà mọi người đều phải có lúc tìm đến. Công việc thuộc loại thiết yếu là chăm sóc sức khỏe, công ích, sản xuất, nông nghiệp, chuỗi cung ứng và các ngành nghề then chốt khác giúp duy trì nền kinh tế - và góp phần vào sự ổn định xã hội nói chung.

Loại thứ hai là nhân công tri thức. Họ có những công việc có thể thực hiện được từ xa. Loại này bao gồm mọi nhóm ngành, giống như công việc trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính và nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh toàn bộ các lĩnh vực chuyên nghiệp có thể vận hành từ xa thì một số nhân viên văn phòng, nhân sự khối hành chính và điều hành tại các công ty thiết yếu cũng có thể làm việc từ xa.

Cuối cùng, có một loại công việc thứ ba. Về cơ bản loại này bao gồm mọi công việc còn lại. Thật không may, có rất nhiều người làm những dạng công việc này, không thể làm từ xa và những công việc không được coi là thiết yếu.

Rất nhiều công việc dựa trên dịch vụ thuộc loại này, bao gồm những người làm việc trong nhà hàng và quán bar, rạp chiếu phim và sòng bạc, tiệm làm tóc và tiệm làm móng. Tính tổng cộng thì có rất nhiều công việc rơi vào hạng mục không thiết yếu, không làm từ xa.

...

Nhóm công việc chăm sóc sức khỏe

Những trải nghiệm thời đại dịch COVID-19 dường như khiến nhiều người cân nhắc đến việc tham gia vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Và tôi mong sẽ có một vài lý do cho lựa chọn đó. Đối với một số người, đó có thể sẽ là sự kết hợp của nhiều lý do trong số này.

Trước hết, tôi mong sinh viên các trường đại học sẽ ưu tiên nhiều hơn nữa cho nhóm ngành nghề chăm sóc sức khỏe khi chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai của mình. Một số sinh viên trong nhóm này có thể thay đổi chuyên ngành học khi thấy đồng môn của họ phải trải qua những tác động tiêu cực của thị trường việc làm do suy thoái kinh tế thời COVID-19. Khi không còn nhiều lĩnh vực chuyên môn tiềm năng để lựa chọn, có thể một số sinh viên nhận thấy dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nghề đề kháng suy thoái (recession proof). Xét cho cùng, chăm sóc sức khỏe chắc chắn là một lĩnh vực nổi tiếng về khả năng đó.

Thực ra, tính chất đề kháng suy thoái của nghề chăm sóc sức khỏe là điều tôi đã thảo luận trong một số cuốn sách của mình trước đây, bao gồm Robot-Proof Yourself (Thích nghi với robot), Jobs for Robots (Việc làm cho robot) và Recession Proof (Đề kháng suy thoái).

Thứ hai, tôi kỳ vọng chúng ta sẽ được chứng kiến mối quan tâm ngày càng tăng đối với các ngành nghề y tế và chăm sóc sức khỏe từ các chuyên viên có tuổi nghề tương đói, đang mất việc hay có nguy cơ mất việc, hoặc những người tìm cách trang bị lại kiến thức và rèn luyện lại kỹ năng để đảm bảo có được công việc lâu dài.

 

 

Hiện đang có nhu cầu cao về nhân sự ngành y tế và nhóm công việc chăm sóc sức khỏe từ lâu đã được Cục Thống kê lao động Hoa Kỳ công nhận là lĩnh vực tăng trưởng tới hạn trong thập niên tới đây. Dân số già, tuổi thọ tăng và tài sản quốc gia tăng đều có khả năng góp phần làm gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong tương lai.

Thứ ba, tôi kỳ vọng chúng ta sẽ được chứng kiến sự gia tăng của xu hướng ưa chuộng làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe từ nhóm người còn chưa vào đại học sau tốt nghiệp trung học. Một số học sinh thuộc nhóm này có thể chọn nghề chăm sóc sức khỏe như một cách để góp sức cho cuộc đấu tranh chống lại đại dịch và giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Cũng giống như sự kiện một số người tình nguyện tham gia quân đội sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11.9.2002, có thể thấy người ta chọn việc chăm sóc sức khỏe như một lời kêu gọi - như là nghĩa vụ yêu nước của họ.

Lại nữa, một số người làm nghề chăm sóc sức khỏe vì nhiều lý do khác nhau - để cải thiện cơ hội việc làm trước mắt, cải thiện triển vọng dài hạn hoặc để đáp lại lời kêu gọi.

Nhưng bất kể lý do nào đứng sau quyết định tham gia công việc chăm sóc sức khỏe, đó vẫn là một nghề và một lĩnh vực có khả năng trường tồn trong một thế giới bất ổn về kinh tế, biến động thị trường tài chính, rủi ro đại dịch và tự động hóa. Ngoài ra, nó không phải là lĩnh vực được tài trợ bởi thu nhập khả dụng thực tế.

Xét cho cùng, nếu bạn có nhu cầu điều trị y tế, thì bạn cần được điều trị y tế. Nó không giống như ngành du lịch là ngành có thể biến động mạnh mẽ tùy thuộc vào GDP và các thị trường vốn cổ phần.

Chăm sóc sức khỏe là nhu cầu bất biến mà mọi người sẽ tiếp tục cần, bất kể hiện trạng của nền kinh tế.

Nghề chăm sóc sức khỏe cũng có thể bền vững trong một thời gian dài, vì số liệu nhân khẩu học về nhóm dân số Hoa Kỳ tuổi cao cho thấy cần phải mở rộng đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe tuyến đầu, bao gồm các phụ tá chăm sóc cá nhân, các hộ lý có đăng ký và trợ lý chăm sóc sức khỏe tại gia. Trong cuốn Jobs for Robots, tôi đã trình bày thông tin về triển vọng tích cực cho sự tăng trưởng trong nhóm ngành chăm sóc sức khỏe dưới đây, hình 3.1, bạn có thể thấy những kỳ vọng hiện tại về sự tăng trưởng việc làm theo nhóm nghề trong nền kinh tế Mỹ.

Hình 3.1: Số lượng tối đa việc làm mới theo ngành nghề

Chăm sóc sức khỏe là người chiến thắng.

Ngoài ra, khi ta nghĩ về tiềm năng tự động hóa, điều quan trọng là nhận ra rằng, không phải tất cả các công việc đều dễ dàng tự động hóa.

Nhóm công việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là những công việc có mức độ tiếp xúc cao với con người cũng là nghề lâu bền, ngay cả khi phải đối diện với mức độ tự động hóa cao hơn trong điều kiện kinh tế rộng lớn hơn.

Đây không phải là một lưu ý nhỏ khi suy nghĩ về việc làm trong dài hạn. Trong tương lai, nhiều công việc sớm muộn gì cũng sẽ không còn tồn tại do tự động hóa. Chính điều này đã thôi thúc Cục Thống kê lao động Hoa Kỳ tiến hành dự báo về vấn đề tạo việc làm và mất việc làm xếp theo ngành nghề, được thể hiện ở hình 3.2 dưới đây.

Hình 3.2: Tạo việc làm trong nhóm ngành nghề chăm sóc sức khỏe đang đứng đầu danh sách

Khi nhìn vào các loại nghề nghiệp có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất, một lần nữa chúng ta nhìn thấy chăm sóc sức khỏe là nghề chiến thắng hàng đầu. Đó là nhu cầu chứ không phải mong muốn, nó không dễ để tự động hóa, và số liệu nhân khẩu học ủng hộ lĩnh vực tự chăm sóc sức khỏe. Đó là định nghĩa về tính thiết yếu. Tôi có cần nói thêm gì nữa không?

 

Jason Schenker là một nhà tương lai học ứng dụng - Chủ tịch Viên Tương lai học, là một nhà dự báo đại tài của ngành tài chính. Ông được Bloomberg News đánh giá là chuyên gia dự báo số 1 thế giới cho 25 hạng mục, trong đó có những hạng mục dự báo như giá dầu, việc làm, đồng euro, đồng nhân dân tệ... Năm 2018, ông được liệt vào danh sách cố vấn tài chính có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.  Năm 2020, đối diện với biến cố COVID-19, ông đã đưa ra cảnh báo cho độc giả về những cái giá mà phải trả nếu như không có hiểu biết cơ bản về kinh tế học.

PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa