Phát hiện sớm để điều trị ung thư đại - trực tràng

Quá trình phát triển khối u ung thư đại-trực tràng

Giải pháp nào cho bệnh viêm đại tràng mạn tính?

Có nên dùng TPCN để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng?

Những điều cần biết về viêm đại tràng màng giả

Sống lành để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

Xét nghiệm phân để phát hiện ung thư đại trực tràng

Thông thường thì ung thư đại - trực tràng là loại ung thư phát triển chậm, thường bắt nguồn từ các polyp (u lành tính) phát triển trên thành niêm mạc ruột và dễ dàng cắt bỏ thông qua nội soi đại tràng. Nếu như polyp không được phát hiện, thì ít nhất sau 2 năm, bệnh mới có thể tiến triển thành ung thư đại tràng.

Ước tính hàng năm trên thế giới, có khoảng 11 triệu trường hợp mới mắc bệnh ung thư đại - trực tràng. Ung thư đại -trực tràng là loại hay gặp ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc đứng hàng thứ 8.

Nguyên nhân, nguy cơ gây ung thư đại - trực tràng

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Quá nhiều chất béo, chất đạm động vật, ít hoa quả tươi. Ở những nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Singapore ... tỷ lệ mắc ung thư đại-trực tràng tăng lên rõ rệt nhất.

Tuổi tác: Bệnh gây ra do vấn đề tuổi tác, bắt đầu từ tế bào của niêm mạc ruột già trong một thời gian dài

Thói quen ăn uống hàng ngày: Sự trao đổi chất của mỡ động vật cùng với ăn món ít chất xơ  làm chậm sự tiêu hóa của đại - trực tràng, tăng sự hấp thụ độc tố.

Yếu tố gia đình: Trong gia đình có thành viên đã từng mắc ung thư đại - trực tràng, thì mức độ nguy hiểm của nó cao gấp 8 lần.

Bệnh nhân bị ung thư đại - trực tràng thường phải cắt bỏ khối u càng sớm càng tốt.

Tiểu sử bệnh viêm ruột kết mạn tính: Bệnh về ruột có khả năng gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư đại-trực tràng

Bệnh sử polyp đại tràng: Có một số loại polyp làm tăng nguy cơ bị ung thư đại - trực tràng.

Gene: Gia đình có người mắc ung thư polyp đại - trực tràng hoặc thừa hưởng gene đột biến làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

Triệu chứng cơ năng gồm những thay đổi về bài tiết phân như: Hội chứng lị, mót rặn, đau quặn bụng, đi ngoài phân nhầy mũi; Hội chứng bán tắc ruột chướng bụng, đau quặn, khi bài tiết được hơi thì hết hay gặp ở các khối u đại tràng bên phải; Hội chứng táo bón, bán tắc ruột dần dần, rồi đi tới tắc ruột hoàn toàn hay gặp ở ung thư đại tràng bên trái.

Cần phát hiện sớm

Phẫu thuật là biện pháp cơ bản nhất khi bị ung thư đại - trực tràng. Đoạn đại tràng có khối u phải được cắt bỏ đồng thời với các hạch vùng lân cận. Đôi khi ung thư dính xâm lấn vào đoạn ruột bên cạnh, vào dạ dày, hoặc vào thành bụng, phải cắt kèm theo nhiều tạng thành một khối.

Nên chủ động khám sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm nếu có.

Nên khám sàng lọc thường xuyên để phát hiện sớm bệnh, ở một số nước trên thế giới tiến hành soi máu trong phân định kì ở nhóm người có nguy cơ cao. Sau đó, tiến hành soi đại tràng sigma hoặc toàn bộ đại tràng. Ở Việt Nam, việc thăm trực tràng bằng tay khi có hội chứng lị dai dẳng giúp cho chẩn đoán sớm ung thư trực tràng với hiệu quả cao.

Trong các khám về tiêu hóa thường quy, cần thăm trực tràng. Sau 50 tuổi xét nghiệm máu trong phân, soi trực tràng, đại tràng sigma 3 - 5 năm một lần. Cần chú ý các đối tượng có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình mắc ung thư đại - trực tràng, hoặc polyp, hoặc có tiền sử bệnh đại tràng viêm nhiễm.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, tốt nhất nên:

Giảm phần calo có nguồn gốc từ chất béo từ 40% xuống 25 - 30%. Tăng cường hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày. Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt hun khói...) Hạn chế tiêu thụ những gia vị vô bổ có thể gây ung thư như phẩm nhuộm, dầu thơm.

Tránh những chất gây đột biến gene trong thức ăn như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trọng. Không lạm dụng rượu, bia và các chất lên men rượu khác.

Cắt polyp đại trực tràng đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư.

Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa