Ung thư gan có chữa được không?

Hình ảnh gan lành và gan bị ung thư

Sát nhân nào độc ác hơn ung thư?

30% bệnh nhân mắc ung thư ở Việt Nam do thuốc lá gây ra

Photo: Viêm gan C - căn nguyên của xơ gan, ung thư gan!

Photo: Viêm gan A và một số điều cần lưu ý

Bài thuốc điều trị các bệnh về gan từ cây cà gai leo

ung thư gan thường gặp ở các quốc gia Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippnes, tỷ lệ mắc bệnh mỗi năm khoảng 100.000 người. Ung thư gan có thể gặp ở trẻ em hoặc người già trên 80 tuổi, nhưng hay gặp nhất là người trong độ tuổi 40 – 60. Tỷ lệ ung thư gan ở nam giới cao hơn nữ giới 4 – 8 lần.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh ung thư gan: Chứng xơ gan hoại tử do viêm gan mạn (chiếm 15 – 20% các trường hợp ung thư gan); Virus viêm gan B có mặt trong khoảng 70 – 80% các trường hợp ung thư gan ở Việt Nam. Tính riêng viêm gan, hiện có khoảng 11,5 triệu người Việt Nam mang virus viêm gan, với hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi năm.

Ung thư gan là gì? 

Ung thư gan là một nhóm bệnh hoặc căn bệnh được di truyền và khiến tế bào trong người thay đổi một cách không thể kiềm chế được. Tế bào ung thư độc có thể xâm lấn vào những mạch máu và bạch huyết, lan tràn qua những bộ phận khác của cơ thể và tứ đó tiếp tục lớn lên, cản trở những cơ năng bình thường của bộ phận đó.

Ung thư gan gồm có 2 loại: Một loại bắt nguồn từ gan (gọi là ung thư gan hạng nhất) và một loại bắt nguồn từ những bộ phận khác trong người nhiễm độc gan (được gọi là ung thư gan di căn). Các loại ung thư phổ biến nhất có thể gây ung thư gan là ung thư dạ dày, phổi, ung thư ruột kết và ung thư vú.

Ung thư gan giai đoạn cuối thường gây rất nhiều đau đớn

Triệu chứng ung thư gan

Ở giai đoạn đầu, ung thư gan gần như không có triệu chứng, hoặc rất ít triệu chứng điển hình. Do đó, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các chứng bệnh khác.

Người bệnh có thể thấy ăn uống kém, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, cảm giác nặng tức ở hạ sườn phải hoặc thượng vị nhưng không đáng kể. Thường khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Một số triệu chứng của ung thư gan:

Vàng da: Khoảng 1/3 số bệnh nhân ung thư gan xuất hiện vàng da, thường gặp nhất là giai đoạn cuối, nguyên nhân là do các tế bào gan bị tổn thương và khối u gan chèn ép lên đường mật gây ra.

Đau bụng vùng gan: Đau dữ dội ở gan bên phần bụng phải là triệu chứng quan trọng của ung thư gan nguyên phát, cũng là dấu hiệu thường gặp.

Sốt: Có thể sốt nhẹ, nhưng cũng có lúc chuyển thành sốt cao đột ngột, trên 39 độ C.

Triệu chứng đường tiêu hóa: Ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, buồn nôn, ói mửa, đi ngoài, mất sức, gầy yếu, cơ thể suy nhược.

Khối u gan lớn: Gan to hơn, cứng, bề mặt không nhẵn, có nhiều nốt hay những khối u lớn nhỏ không đồng nhất, bị nhô ra tại cục bộ, đường viền nhẵn nhưng không đều, thường bị đau tức.

Ở giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân ung thư gan có thể vô cùng đau đớn. 

Ung thư gan có chữa được không?

Đánh giá về hiệu quả điều trị ung thư gan, Tiến sỹ Phạm Duy Hiển – Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, bệnh ung thư gan được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị lên tới 80%. Ung thư gan có thể chữa khỏi nếu u còn nhỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số bệnh nhân đến bệnh viện khám thì ung thư gan đã ở giai đoạn cuối.

Nếu được phẫu thuật khi kích thước khối u dưới 3cm, gan chỉ mới bị xơ thì khả năng sống thêm sau 5 năm lên đến 80 – 90%. Tỷ lệ trên sẽ giảm còn 60% nếu khối u từ 3 – 6cm, và chỉ còn 10 – 15% nếu khối u lớn hơn 6cm. Trường hợp khối u lớn hơn 10cm, thì không chữa khỏi được, nhất là khi bệnh nhân đã bị vàng da, vàng mắt. Việc điều trị chỉ có thể kéo dài sự sống và giảm đau.

Phẫu thuật là cắt bỏ khối u ung thư khu trú ở 1 phần của lá gan

Mỗi năm, Bệnh viện K điều trị cho khoảng 100 ca ung thư gan, nhưng chỉ 15 – 20% trong số đó được chữa khỏi, số còn lại chỉ có thể giúp đỡ mệt mỏi, đau đớn.

Khi phát hiện kịp thời ung thư gan ở giai đoạn thứ phát, bệnh nhân có thể sẽ được điều trị bằng các phương pháp: 

Phẫu thuật cắt bỏ: Ung thư khu trú ở 1 phần của lá gan và phần còn lại vẫn khỏe mạnh. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần khối u ung thư ra khỏi gan.

Cấy ghép gan: Nếu khối u ung thư có ở cả 2 lá gan, hoặc chỉ có 1 bên gan, nhưng lá gan còn lại không khỏe thì không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ được mà phải sử dụng phương pháp cấy ghép gan, có nghĩa là cắt bỏ toàn bộ gan của bệnh nhân và thay thế bằng nửa lá gan từ một người hiến tặng khỏe mạnh. Cấy ghép gan là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư gan khi ung thư chưa di căn ra ngoài.

Xạ trị: Sử dụng tia X liều cao để phá hủy các tế bào ung thư và làm nhỏ khối u. Xạ trị thường điều trị những khối u khu trú, ung thư không phẫu thuật được, và sau phẫu thuật khối u để diệt những tế bào ác tính còn sót lại.

Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc mạnh để diệt các tế bào ung thư.

Sau 5 năm điều trị ung thư, nếu bệnh nhân vẫn sống và khối u không phát triển lại thì được coi là khỏi bệnh, bởi sau thời gian đó, coi như bệnh không còn tái phát. Nếu ung thư lại xuất hiện thì đó là bệnh mới. 

Tiến sỹ Hiển khuyến cáo, để có thể phát hiện sớm ung thư gan, cần đi xét nghiệm viêm gan B càng sớm càng tốt. Nếu kết quả âm tính, cần tiêm vaccine. Nếu dương tính, cần xét nghiệm để biết virus đang “đứng im” hay hoạt động, từ đó điều trị cho ổn định.

Ở những người chức năng gan đã giảm, trong ăn uống nên hạn chế chất béo và đạm để không ép gan phải làm việc quá nhiều, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, gluco. Cần hoạt động thể lực vừa phải và nên bỏ hẳn bia rượu, thuốc lá.
Ngọc Anh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư