Uống rượu đỏ mặt, bắt bệnh ung thư!

Đỏ mặt khi uống rượu là dấu hiệu của nguy cơ ung thư thực quản.

Bà bầu uống rượu có thể bị truy tố hình sự

Cẩn thận khi uống rượu gạo

14 người tử vong vì uống rượu giả

Có nên uống rượu thuốc hàng ngày?

Cách "làm chủ cuộc chơi" khi phải uống rượu bia

Theo các nhà khoa học, có đến 1/3 người gốc Đông Á gặp hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu, kèm theo các dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh và cảm giác khó chịu.

Tại sao có hiện tượng đỏ mặt?

Tiến sỹ Philip J. Brooks, điều tra viên của Phòng nghiên cứu ảnh hưởng về chuyển hóa và sức khỏe thuộc NIAAA cho biết, phản ứng đỏ bừng mặt ở một số người là do có sự thiếu hụt di truyền enzyme chuyển hóa rượu có tên aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2). Đây là loại enzyme có trong gan, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa rượu.

Khi vào cơ thể, rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde – một hóa chất gây tổn thương ADN và thúc đẩy quá trình ung thư. ALDH2 là enzyme chính chịu trách nhiệm chuyển hóa acetaldehyde thành acetate – một chất vô hại. Vì vậy, nếu thiếu hụt enzyme này thì chất acetaldehyde sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể và đóng góp không nhỏ vào việc hình thành, phát triển các khối u.

Uống rượu bị đỏ mặt, nguy cơ ung thư cao hơn nhiều

Đúng như chúng ta thường nghĩ, đỏ mặt là do rượu làm cho mạch máu giãn nở. Nhưng sự thực là, chính các hóa chất độc hại đã tích tụ và làm căng mạch máu.

Ở người Đông Á có 2 thể chính của gene ALDH2 – thể thứ nhất tạo ra enzyme hoạt động bình thường, thể thứ 2 tạo ra enzyme không hoạt động. Những người thuộc thể thứ 2 khi uống rượu sẽ bị đỏ mặt, buồn nôn và tim đập nhanh do chất độc acetaldehyde tích tụ trong cơ thể. Đối với những người có hai bản sao của thể enzyme không hoạt động, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, khiến cho họ không thể chịu được một giọt rượu nào. Những người chỉ có một bản sao, các triệu chứng nhẹ hơn. Vì thế, họ thường học cách “sống chung” với hiện tượng đỏ mặt và tim đập nhanh, tự đặt mình vào nguy cơ ung thư thực quản do rượu.

Đỏ mặt khi uống rượu - nguy cơ ung thư cao hơn nhiều

Trong một tạp chí uy tín về y tế, TS. Philip J. Brooks viết: “Những người thiếu hụt enzyme ALHD2 thực sự có nguy cơ mắc ung thư thực quản nếu họ uống rượu”. Theo các nghiên cứu, một người bị thiếu hụt enzyme ALDH2 nếu uống 2 cốc bia/ngày có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 10 lần so với những người bình thường (không bị thiếu hụt).

Uống rượu đỏ mặt, nguy cơ ung thư cao hơn nhiều

TS. Akira Yokoyama và đồng sự (Nhật Bản) cũng đã chỉ ra rằng những người có một bản sao của thể enzyme không hoạt động có nguy cơ phát triển ung thư thực quản cao hơn 6 - 10 lần những người bình thường, nếu uống cùng một lượng rượu. Đặc biệt, những người có thể enzyme không hoạt động nếu uống 33 ly rượu (594ml) mỗi tuần sẽ có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 89 lần những người không uống.

Thật không may, mối liên hệ giữa hiện tượng đỏ mặt tưởng chừng như bình thường này với căn bệnh ung thư quái ác lại được rất ít người biết đến. Nhiều người Châu Á đã quá quen với tình trạng này mà không hề nhận ra đó có thể là báo động đỏ đối với sức khỏe của họ.

Theo nghiên cứu của Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) trên 1.700 người, những người thường bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn gấp 2,27 lần những người uống mà không đỏ mặt.
Tiêu Thạch H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư