Vai trò của L-carnitine trong cuộc chiến giảm cân

Có nên giảm cân bằng thực phẩm chức năng chứa thành phần L-carnitine

Tính an toàn của L-carnitine

L–carnitine: “Người vận chuyển” chất béo

TPCN giảm cân Yanhee Slim chứa chất gây rối loạn tâm thần

Singapore: 8 TPCN chứa thành phần cấm

L–carnitine còn được gọi là vitamin BT, là một acid amin được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Một số người có nồng độ L–carnitine tự nhiên thấp do rối loạn di truyền, do dùng thuốc (thuốc động kinh acid valproic) hoặc do trải qua thủ thuật y tế như thẩm tách máu (bệnh thận). 

L–carnitine đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch. Nếu không có L–carnitine, các acid béo không thể đến được nơi sản xuất năng lượng, khi đó, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng, còn chất béo thì trở nên thừa thãi và tích tụ lại.

L-carnitine có thực sự giúp giảm cân?

Cho tới nay, chỉ có vài thử nghiệm lâm sàng nhỏ cho thấy hiệu quả của L-carnitine trong việc giảm cân.

Hiện nay, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) chỉ phê duyệt L–carnitine để điều trị tình trạng thiếu hụt L–carnitine (do rối loạn di truyền) và những bệnh nhân chạy thận.

Một nghiên cứu trên 36 phụ nữ mãn tiền mãn kinh bị thừa cân cho thấy: Không có sự khác biệt về cân nặng hoặc khối lượng chất béo giữa nhóm phụ nữ bổ sung L-carnitine và nhóm sử dụng giả dược. Kết quả nghiên cứu được công bố trên International Journal of Sport Nutrition and Exercise Metabolism.

Một nghiên cứu khác đăng trên Annals of Nutrition and Metabolism năm 2002 cho thấy những con chuột được điều trị bằng L-carnitine không bị giảm nồng độ chất béo so với những con chuột được điều trị bằng giả dược. Thậm chí, theo nghiên cứu công bố trên International Journal for Vitamin and Nutrition Research cho thấy những con chuột bổ sung L-carnitine trong chế độ ăn lại có xu hướng tăng cân nhanh hơn so với những con chuột ăn chế độ không có L-carnitine (cùng lượng calorie).

Việc sử dụng L-carnitine không đúng cách có thể khiến bạn gặp phải các tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn, đau bụng, ợ nóng, tiêu chảy và co giật. Nó cũng có thể khiến cho nước tiểu, hơi thở và mồ hôi có mùi tanh. Ngoài ra, L-carnitine có thể tương tác với thuốc chống đông máu (Acenocoumarol, Warfarin), hormone tuyến giáp hoặc thuốc kháng sinh sử dụng trong bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (như pivampicillin).

Mặc dù không có tác dụng giảm cân, L-carnitine được chứng minh là có lợi cho các bệnh nhân chạy thận, người bị cường giáp, động kinh; L-carnitine giúp tăng sức bền cho người bị đau tim, suy tim và làm giảm nguy cơ tử vong sớm do viêm cơ tim. Ngoài ra, việc bổ sung L–carnitine một mình hoặc kết hợp với acetyl–L–carnitine có thể cải thiện số lượng và tốc độ di chuyển của tinh trùng ở các quý ông gặp vấn đề về sinh sản.

Hàm lượng L-carnitine có trong các loại thực phẩm:

- Thịt nai, thịt bò: 100 - 220 mg/100gr.
- Thịt lợn, thịt thỏ: 20 - 30 mg/100gr.
- Thịt gia cầm: 6 - 30 mg/100gr.
- Cá: 6 - 20 mg/100gr.
- Xúc xích: 1 - 20 mg/100gr.
- Sữa, phô mai, các sản phẩm từ sữa: 1 - 10 mg/100gr.
- Nấm: 1 - 5 mg/100gr.
- Trái cây, rau củ, các loại quả hạch, ngũ cốc: 0 - 1 mg/100gr.

*Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên là nhà phân phối uy tín L-cartinine tại Việt Nam.
**Thông tin về nguyên liệu do nhà sản xuất/phân phối cung cấp. Liên hệ: thiennguyen.net.vn
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất