"Góc khuất của thiên nhiên" qua ảnh Động vật hoang dã quốc tế năm 2017

Những bức ảnh đoạt giải cao chụp động vật hoang dã năm 2017 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh).

Chiêm ngưỡng thế giới vi mô siêu nhỏ đầy ấn tượng dưới kính hiển vi

Ngắm ảnh động vật hoang dã ấn tượng nhất năm 2017

Những khoảnh khắc thiên nhiên hoang dã ấn tượng từ SINWP 2017

Loạt ảnh đầy ấn tượng của cuộc thi ảnh Sony 2017 giai đoạn "nước rút"

Chết cười với những khoảnh khắc vui nhộn của động vật hoang dã dự thi ảnh quốc tế

Giải đặc biệt của cuộc thi thuộc về bức ảnh "Ký ức về một loài" của tác giả Brent Stirton. Hình ảnh một chú tê giác đen bị cắt mất sừng, đang nằm chờ chết ở khu bảo tồn động vật hoang dã Imfolozi như một sự lên án mạnh mẽ nạn săn trộm và buôn bán trái phép sừng tê giác ở Nam Phi cũng như trên toàn thế giới.

Tác phẩm "Cuộc sống tươi đẹp" thể hiện hình ảnh Caco, một chú khỉ đột sống trong công viên quốc gia ở Congo. Bức ảnh đã truyền cảm hứng và giáo dục nâng cao nhận thức của con người nhằm cứu giúp loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng này. Bức ảnh do Daniël Nelson (Hà Lan) chụp và đoạt giải nhiếp ảnh gia trẻ của năm ở hạng mục 15 - 17 tuổi.

Nhiếp ảnh gia trẻ Ashleigh Scully (Hoa Kỳ), với bức ảnh chú cáo săn mồi đang "mắc kẹt" đầu trong lớp tuyết trắng giành giải Nhất trong hạng mục dành cho độ tuổi từ 11 - 14. Theo Ashleigh, hình ảnh này còn "minh họa cho sự thật khắc nghiệt của cuộc sống mùa đông ở công viên quốc gia Yellowstone".

Tác phẩm "Chim mòng biển" được chụp bởi nhiếp ảnh gia nhí Ekaterina Bee (Ý) trong một chuyến đi chơi thuyền cùng gia đình ra ngoài khơi ở trung tâm Na Uy. Cô bé rất bất ngờ, khi bức ảnh đã chiến thắng ở hạng mục ảnh dành cho độ tuổi dưới 10. 

Chiến thắng ở hạng mục Động vật không xương sống là tác phẩm "bất ngờ" của nhiếp ảnh gia Justin Gilligan, khi anh may mắn chụp được cuộc đụng độ hiếm gặp giữa một con bạch tuộc và một đàn cua nhện khổng lồ dưới đáy vùng biển nước nông ở Australia.

Tác phẩm "Chiêm ngưỡng" của Peter Delaney giành giải Nhất hạng mục Ảnh chân dung Động vật. Peter đã dành nguyên một ngày dài để theo dõi loài tinh tinh  - một nhóm khoảng 250 con trong công viên quốc gia Kibale của Uganda. Hình ảnh Totti - một chú tinh tinh trong đàn nằm dài trên mặt đất, sau một ngày mệt mỏi đã giúp Peter "bắt" được khoảnh khắc ấn tượng này.

Đây là bức ảnh đoạt giải Nhất trong hạng mục Hành vi Chim của nhiếp ảnh gia Gerry Pearce. Bức ảnh chụp chú gà tây nước Úc đang dùng chân bới đất lên làm ổ để chuẩn bị cho gà mái ấp trứng.

Nhiếp ảnh gia Brian Skerry đã tận dụng ánh trăng khuya trên bờ biển để chụp khoảnh khắc "cô" rùa đang chuẩn bị quay trở về biển, sau khi trải qua thời kỳ lên bờ đẻ trứng. Tác phẩm đã dành giải Nhất ở hạng mục hành vi: Động vật lưỡng cư và bò sát.

Tác phẩm "Kẻ đột kích bóng đêm" của nhiếp ảnh gia Marcio Cabral (Brazil). Trong cả mùa thi, Marcio đã cắm trại ở vùng Cerrado, Brasil, trên vách núi rộng mênh mông của công viên quốc gia Emas và chờ đợi để chiêm ngưỡng và chụp lại màn trình diễn ánh sáng của những con mối. 

Tác phẩm "Tụ họp" của nhiếp ảnh gia Tony Wu (Mỹ) đã giành chiến thắng ở hạng mục Động vật có vú. Bức ảnh được coi là rất hiếm gặp khi hàng chục con cá voi đến thời kỳ đẻ trứng đang nhộn nhịp bơi khỏi bờ biển đông bắc Sri Lanka, xếp chồng lên nhau. 

Ảnh quang phổ chụp một ấu trùng tôm hùm trên đầu một con sứa biển đã giành được hạng Nhất thể loại ảnh dưới nước của cuộc thi năm nay. Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Anthony Berberian người Pháp.

Tác phẩm "Quái vật băng" của nhiếp ảnh gia Laurent Ballesta (Pháp) được chụp trong một lần ông và đội thám hiểm lặn xuống biển để nghiên cứu các tảng băng trôi đang tan nhanh ở Nam Cực. Và Laurent đã quan sát được phần chìm khổng lồ dưới nước của tảng băng này.

Ảnh cận cảnh những chiếc chân của gấu bắc cực mẹ bên cạnh chân của chú gấu con của nhiếp ảnh gia Eilo Elvinger. Ảnh đã đoạt giải cao nhất trong hạng mục ảnh đen trắng.

Gia đình voi 3 thế hệ xuất hiện trong bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Aaron "Bertie" Gekoski (Mỹ) tại khu vực trồng cọ ở đảo Borneo (Malaysia). Ngành công nghiệp dầu cọ phát triển vượt quá kiểm soát đã khiến cuộc mâu thuẫn giữa loài voi và con người ngày càng tăng (số vụ săn bắt voi và voi tấn công người tăng lên).


Nguyên Hương H+ (Theo The Guardian)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa