Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm khuẩn từ việc chơi đùa với thú cưng
Phòng các bệnh lây truyền từ chó, mèo
Nguy cơ nhiễm sán chó, mèo
30 triệu đồng phẫu thuật giới tính cho... mèo
Hưng Yên: Tích cực tiêm phòng cho chó, mèo sau khi có người tử vong
5. Nhiễm khuẩn Salmonella từ bò sát
Các loài bò sát thường mang vi khuẩn Salmonella và con người có thể bị lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc trực tiếp (chẳng hạn như chạm) với một con bò sát hoặc nuốt phải khuẩn Salmonella ở bên ngoài môi trường. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), hơn 1 triệu người ở Mỹ mắc bệnh do nhiễm Salmonella mỗi năm. Trong đó, trên 70.000 trường hợp bị nhiễm là do có sự tiếp xúc với các loài bò sát.
Trong vòng 12 - 72 giờ bị nhiễm Salmonella, người bệnh có thể bị tiêu chảy, sốt và đau bụng kéo dài khoảng từ 4 - 7 ngày. Ở Mỹ, rùa là thủ phạm chính gây nhiễm Salmonella cho người, đặc biệt là trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Do đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ra quyết định cấm bán rùa nhỏ hơn 4 inch vào năm 1975.
6. Bệnh dại
Theo một báo cáo gần đây, mỗi năm bệnh dại cướp đi sinh mạng của khoảng 59.000 người trên toàn thế giới. Vì vậy, bệnh dại là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất mà con người có thể bị lây nhiễm từ những con chó và mèo.
Bệnh dại là một bệnh lây nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương (CNS) bởi vết cắn của động vật bị nhiễm virus dại. Triệu chứng ban đầu là mệt mỏi, sốt, nhức đầu, sau đó bệnh tiến triển nặng với các triệu trứng ảo giác, tê liệt một phần hoặc toàn phần cơ thể. Cái chết thường xảy ra trong vòng một vài ngày kể từ khi các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện.
Mỗi năm bệnh dại cướp đi sinh mạng của khoảng 59.000 người trên toàn thế giới
7. Bệnh sốt vẹt
Mặc dù có tên là “sốt vẹt” nhưng tất cả các loài chim đều có mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn phổ biến nhất ở loài vẹt và gia cầm như gà và vịt. Bệnh sốt vẹt do vi khuẩn Chlamydia psittaci gây ra, con người có thể nhiễm bệnh do hít phải các chất tiết của chim, bao gồm cả nước tiểu và phân.
Nếu một người bị nhiễm C. psittaci, các triệu chứng thường xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi tiếp xúc. Các triệu chứng bao gồm: Sốt, buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, đau ngực, khó thở… Trong những trường hợp nặng, nhiễm C. psittaci có thể gây viêm não, gan và cơ quan nội tạng khác. Nó cũng có thể làm giảm chức năng phổi và gây ra viêm phổi.
8. Bệnh Toxoplasmosis
Toxoplasmosis là một bệnh gây ra bởi loại ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondii. Con người bị lây nhiễm thông qua ăn thịt chưa nấu chín hoặc bị nhiễm T. gondii. Đặc biệt, con người cũng có thể nhiễm T. gondii nếu vô tình sử dụng tay để ăn uống mà trước đó có sự tiếp xúc trực tiếp với phân mèo.
Các nhà khoa học ước tính, hơn 60 triệu người ở Mỹ bị nhiễm T. gondii. Tuy nhiên, rất ít người bị bệnh do hệ thống miễn dịch của con người bình thường đã đủ để chống lại nó. Mặc dù vậy, phụ nữ mang thai, người già, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch bị suy yếu vẫn có nguy cơ cao phát triển các triệu chứng do nhiễm T. gondii. Các triệu chứng bao gồm: Bị sưng và đau cơ, trong trường hợp rất nghiêm trọng, nhiễm trùng T. gondii có thể gây thiệt hại cho não và các cơ quan khác.
T. gondii dưới kính hiển vi
9. Bệnh mèo cào
Bệnh mèo cào (CSD) do vi khuẩn Bartonella henselae gây ra. B. Henselae thường xuất hiện phổ biến ở mèo con có độ tuổi dưới 1 năm và chúng có nhiều khả năng lây lan vi khuẩn thông qua các vết cào trên cơ thể con người.
Các triệu chứng của bệnh được đặc trưng bởi sưng đau và khó chịu ở vết cào, ngoài ra cũng có thể xuất hiện nhức đầu, sốt, chán ăn và mệt mỏi. Ở một số trường hợp rất hiếm, bệnh có thể ảnh hưởng đến não, tim và các cơ quan khác.
Rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi: Vệ sinh là chìa khóa để ngăn chặn phần lớn các bệnh nhiễm trùng liên quan đến thú cưng. Sau khi tiếp xúc với vật nuôi, nước bọt hoặc phân, cần rửa sạch tay với nước ấm và xà phòng. Đặc biệt, với vết cào hoặc vết cắn của một con vật cưng cũng nên được làm sạch và sát khuẩn ngay lập tức.
Dọn phân: Nhanh chóng xử lý phân của thú cưng, đặc biệt là ở các khu vực mà trẻ em thường hay chơi đùa.
Tránh bị trầy xước và vết cắn: Cách tốt nhất để tránh bị nhiễm trùng từ vật nuôi là không để cho chúng cắn và làm trầy xước trên cơ thể. Nếu bạn đang bị trầy xước bởi một con mèo, chó hoặc động vật khác, làm sạch vết thương ngay lập tức với nước ấm và xà phòng. Nếu nghi ngờ chúng bị bệnh dại hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng khác cần đến ngay cơ sở y tế để có phương hướng điều trị thích hợp.
Thú cưng cần được tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Đưa vật nuôi đến gặp bác sỹ thú y thường xuyên để đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh và được tiêm các loại vaccine phòng bệnh.
Bình luận của bạn