Chuột rút gây khó chịu, mất ngủ và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Chuột rút ở người già: Đừng lơ là mà nguy!
Nỗi sợ hãi "chuột rút" đau đớn trong đêm
Cách ngừa chuột rút cơ bắp
Cách "chiến đấu" với chuột rút
Mất nước: Mất nước kéo theo tình trạng mất chất dinh dưỡng từ cơ thể, nếu bạn không kịp thời bổ sung chất lỏng và các khoáng chất bị mất, bạn sẽ bị chuột rút do cân bằng điện giải bị xáo trộn. Tình trạng này đặc biệt phổ biến vào mùa Hè, hoặc trong và sau quá trình tập luyện thể dục do đổ mồ hôi quá mức.
Sai tư thế: Trong một số trường hợp, việc ngồi không đúng tư thế cũng có thể gây ra nhiều rắc rối. Việc ngồi sai tư thế sẽ gây sức ép lên các bộ phận trên cơ thể và gây ra tình trạng chuột rút.
Thiếu oxy: Nếu bạn đã từng bị chuột rút thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm thì đó có thể là do lưu lượng máu của bạn không đều do thiếu oxy khi ngủ.
Thiếu vitamin B12: Thiếu loại vitamin này có thể dẫn đến thiếu các tế bào máu đỏ (hồng cầu), đây là nguồn cung cấp oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Việc thiếu các tế bào máu đỏ sẽ có thể gây chuột rút thường xuyên.
Thiếu kali: Việc thiếu kali trong cơ thể gây ra những thay đổi trong cân bằng điện giải, làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Tăng lượng thức ăn giàu kali như chuối, hoa quả khô và các loại rau là cách phòng ngừa tốt nhất.
Các loại thuốc: Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp và lợi tiểu cũng có thể gây chuột rút. Các loại thuốc này có thể làm thay đổi cân bằng điện giải và dẫn đến sự phối hợp cơ không đồng đều. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bị chuột rút thường xuyên.
Bình luận của bạn