Chân bị phù trong mùa Hè phải làm sao?

Bàn chân bị sưng phù có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó

Video: Bị phù chân khi mang thai phải làm sao?

8 biện pháp khắc phục phù chân

Phù chân khi đứng lâu, điều trị như thế nào?

"Chân voi" khi mang thai, phải làm thế nào?

Bà bầu phù chân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chào bạn!

Bàn chân và mắt cá chân bị sưng phồng (hay còn gọi là phù) có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Nhiệt độ thời tiết khắc nghiệt cũng có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Phù thường là kết quả của sự tích tụ chất lỏng trong các mô cơ thể, dễ xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân.

Phù chân xảy ra do sự tích tụ chất lỏng

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến phù chân là:

- Ngồi nhiều

- Ăn nhiều muối

- Phản ứng dị ứng

- Mang thai

- Sử dụng một số loại thuốc

- Tắc nghẽn chất lỏng

- Một số bệnh lý tiềm ẩn

Một số điều bạn có thể làm để giảm sưng và phù chân là cắt giảm lượng muối (do natri có thể góp phần giữ nước); Dùng tất y khoa để thúc đẩy sự lưu thông và hạn chế sự chuyển động của các chất lỏng; Tránh ngồi quá lâu hoặc ở ngoài nhiệt độ quá cao.

Một số biện pháp như nâng chân cũng giúp giảm bớt tình trạng sưng do trọng lực có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức và khó chịu. Hãy gác chân lên một chiếc gối cao khi đi ngủ để giảm bớt áp lực cho đôi chân.

Bạn cũng có thể tiến hành massage phần chân bị sưng để chất lỏng hạn chế tích tụ. Tập thể dục thường xuyên và giảm cân cũng giúp cải thiện quá trình lưu thông máu tốt hơn.

Ngoài ra, hãy nhớ đi khám bác sỹ nếu bạn tiếp tục gặp phải những triệu chứng này thường xuyên vì nó có thể là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng!

Chúc bạn sức khỏe!

TS.BS Manny Alvarez - Trưởng ban Biên tập Chuyên mục sức khỏe của hãng tin Foxnews (Mỹ)

Hoài Thương H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp