Chuột rút ở người già: Đừng lơ là mà nguy!

Tập luyện điều độ giúp hạn chế chứng chuột rút ở người già

Nỗi sợ hãi "chuột rút" đau đớn trong đêm

Cách ngừa chuột rút cơ bắp

Để chuột rút đừng "thăm viếng"

Cách "chiến đấu" với chuột rút

Bác Nguyễn Thị Liên (Thanh Xuân, Hà Nội) thường bị mất ngủ do nửa đêm chân bị chuột rút, cứng đau rồi không ngủ lại được nữa. Hồi đầu, khoảng 1 tuần bác bị một lần nhưng gần đây ngày nào bác cũng bị chứng chuột rút hành hạ, có ngày 2, 3 lần. Nghĩ chuột rút chỉ là biểu hiện bình thường nên bác Liên không đi khám. Tuy nhiên càng để lâu, chứng chuột rút của bác ngày càng nhiều và đau nhức khiến bác không thể chịu nổi. Cuối cùng gia đình đưa bác đi khám mới biết lâu nay bác có dấu hiệu của bệnh Parkinson. 

Không chỉ bác Liên mà có rất nhiều người đang chủ quan với chứng chuột rút. Họ cho rằng chuột rút là hiện tượng bình thường mà ai cũng có thể mắc phải.

Chuột rút khiến người già đau đớn, khó chịu

Theo ThS.BS Mai Thị Minh Tâm - Phó Trưởng Khoa Cơ - Xương - Khớp, Bệnh viện E: "Chuột rút là tình trạng co cơ ngoài ý muốn. Chuột rút có thể xảy ra đột ngột, rất mạnh và xảy ra ngắn trong vài phút tuy nhiên nó làm cho bệnh nhân đau dữ dội, không thể cử động được. Bình thường chuột rút tự phát không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước… thì có thể gây tai nạn, chết đuối và nguy cơ tử vong là có thể xảy ra".

Vì sao người già hay bị chuột rút?

Chuột rút là cơn đau đến từ cơ bắp chân, các cơn đau thường kéo dài từ vài phút và có thể kéo dài tới 24 giờ. Bệnh thường xảy ra khi người cao tuổi đang nghỉ ngơi nhất là vào ban đêm. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút: 

Có khoảng 1/3 số người trên 60 tuổi và 1/2 số người từ 80 tuổi trở lên thường bị chuột rút.

- Người cao tuổi đứng, ngồi quá lâu hoặc khi ngủ nằm với tư thế chân không đúng hoặc ngủ với thời gian dài không thay đổi tư thế làm cho máu lưu thông không tốt và lượng oxy đến cung cấp cho cơ thể kém.

Chuột rút ở người cao tuổi có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc

- Chuột rút ở người cao tuổi còn có thể do mắc một số bệnh mạn tính, kéo dài như đái tháo đường, loãng xương, tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm làm mất chất điện giải và nước). 

- Một số người cao tuổi mắc bệnh thiếu máu, bệnh Parkinson hoặc mắc chứng rối loạn về thần kinh hoặc bệnh suy giãn tĩnh mạch hoặc tắc mạch, bệnh xơ gan cũng gây nên chuột rút, nhất là ban đêm.

Chuột rút cũng có thể xảy ra ở những người cao tuổi đang dùng một số thuốc điều trị bệnh mạn tính nào đó (thuốc lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc dạ dày…). Một số người cao tuổi bị suy thận phải lọc máu cũng có thể bị chuột rút nhất là về ban đêm.

Làm thế nào để ngăn ngừa chuột rút ở người cao tuổi?

Người cao tuổi nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên để làm lưu thông khí huyết. Mỗi ngày nên tập vận động như đi bộ, tập xoa bóp cơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài lần.

Khi làm việc nặng, ra mồ hôi nhiều mọi người cần bổ sung nước cho cơ thể. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như: Chuối, mơ, nho, đậu, bắp cải, cam, cà chua, đu đủ, xoài, sầu riêng… Nên hạn chế hoặc bỏ rượu, bia.

Nếu người cao tuổi thỉnh thoảng mới bị chuột rút ở chân thì không cần phải điều trị, nhưng nếu tần suất xuất hiện nhiều và dày đặc cần phải được sự hỗ trợ từ các bác sỹ. Khi đi khám bệnh, người cao tuổi nên cung cấp thông tin cho bác sỹ về số lần xuất hiện chuột rút, thời gian kéo dài, loại thuốc người cao tuổi đang sử dụng để các chuyên gia y tế có thể tìm ra nguyên nhân.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung kali, magne và calci cho cơ thể cũng là cách phòng tránh chuột rút và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già