Vì sao chúng ta hay bị cảm cúm hơn vào mùa Đông?

Có một số lý do khiến con người dễ bị ốm hơn trong mùa Đông

Thực phẩm người cảm cúm và cảm lạnh nên ăn

Cẩn trọng: Cúm gia cầm có thể là “đại dịch” tiếp theo!

Người bị cảm cúm nên ăn và kiêng gì để chóng khỏe?

Một số biện pháp khắc phục nghẹt mũi do cảm cúm tại nhà

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí dị ứng và miễn dịch học lâm sàng (The Journal of Allergy and Clinical Immunology), không khí lạnh làm suy yếu phản ứng miễn dịch của cơ thể - đặc biệt là ở mũi, một trong những vị trí tiếp xúc đầu tiên của virus đường hô hấp.

Nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ bên trong mũi giảm xuống 5 độ C, khoảng 1 nửa trong số hàng tỷ tế bào có nhiệm vụ chống virus và vi khuẩn trong mũi sẽ bị tiêu diệt.

Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa mũi Benjamin Bleier - Giám đốc khoa tai mũi họng tại trường Massachusetts Eye and Ear đồng thời là phó giáo sư Đại học Y Harvard - người trực tiếp thực hiện nghiên cứu, cho biết: “Không khí lạnh có liên quan đến việc gia tăng lây nhiễm do viurs vì cơ bản, bạn đã mất một nửa khả năng miễn dịch chỉ bởi sự giảm nhẹ của nhiệt độ đó”.

Để hiểu tại sao điều này xảy ra, ông Benjamin Bleier và nhóm của ông đã tiến hành một cuộc nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

Theo nhóm nghiên cứu, điểm xâm nhập chính vào cơ thể của virus hoặc vi khuẩn đường hô hấp thường là qua mũi. Ngay lập tức, phần trước của mũi phát hiện ra mầm bệnh, trước khi mũi phía sau nhận dạng virus xâm nhập. Tại thời điểm này, các tế bào lót trong mũi bắt đầu tạo ra hàng tỷ bản sao đơn giản của chính chúng được gọi là túi ngoại bào (EV).

“EV không thể phân chia như các tế bào nhưng chúng giống phiên bản mini của các tế bào, được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt các loại virus này. EV hoạt động như mồi nhử và khi bạn hít phải virus, chúng sẽ dính vào mồi nhử thay vì dính vào tế bào”, ông Benjamin Bleier cho hay.

Những túi ngoại bào sau đó bị trục xuất thành chất nhầy mũi và chặn những virus này thâm nhập sâu hơn. Nghiên cứu cho thấy khi bị vi trùng xâm nhập, mũi sẽ tăng sản xuất EV lên 160%.

“Đây là một trong những phần duy nhất của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể bạn chiến đấu với vi khuẩn và virus trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể", ông Benjamin Bleier nói thêm.

Các tác giả nghiên cứu giải thích rằng, hãy tưởng tượng các thụ thể này giống như những cánh tay nhỏ đang thò ra ngoài, cố gắng bám lấy virus, vi khuẩn khi bạn hít phải chúng. Chúng tôi nhận thấy mỗi EV có nhiều thụ thể gấp 20 lần tế bào, khiến chúng trở nên siêu dính.

Nhưng ông Benjamin Bleier và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với không khí lạnh sẽ về cơ bản làm mất đi lợi thế miễn dịch mà cơ thể tạo ra một cách tự nhiên trong môi trường ấm áp. Trên thực tế, chỉ cần nhiệt độ giảm vài độ là đủ để loại bỏ gần 42% EV, và những thứ còn lại được phát hiện có ít hơn 70% thụ thể. Kết quả cho thấy việc giảm EV và thay đổi đối với những EV được tạo ra đã cắt giảm một nửa khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của hệ thống miễn dịch.

Chính điều này ảnh hưởng tới khả năng đối phó với cảm cúm, cảm lạnh của cơ thể. Và hiểu được điều đó, việc đeo khẩu trang có thể là một cách tốt để bảo vệ mũi khỏi giá lạnh, qua đó ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh.

 
Lê Tuyết (Theo New York Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp