Xác hàng nghìn con chim hoang dã đang lấn chiếm các bờ biển của Scotland (Ảnh: The Guardian)
Người bệnh đái tháo đường bị ngứa da nên uống thuốc gì?
4 thực phẩm tốt cho người có lượng đường trong máu cao
Lưu ý khi cho trẻ nhỏ đi biển dịp lễ 2/9
Giải pháp nào cho tình trạng tê liệt tay chân sau tai biến?
Các chuyên gia dịch tễ Anh cho rằng, càng ngày họ càng có lý do để lo ngại về một đợt “đại dịch” mới bùng phát khi số lượng chim hoang dã và gia cầm chết tăng cao kỷ lục. Họ cũng lo ngại rằng, virus gây cúm gia cầm có thể biến đổi và lây nhiễm sang người, gây ra một đợt dịch mới còn “kinh khủng” hơn cả COVID-19. Lo ngại này không phải không có nguyên nhân. Những năm đầu của thế kỷ trước, bệnh cúm Tây Ban Nha - chủng virus tương tự với cúm H5N1 hiện giờ, quét qua Châu Âu đã khiến gần 50 triệu người tử vong, tính trung bình là cứ 35 người mắc bệnh thì chỉ còn 1 người sống sót trong thời kỳ đó.
Cho đến nay, virus này được phát hiện ở 22 triệu gia cầm trên toàn cầu, tăng cao gấp đôi so với con số được công bố tháng 9/2021. Virus này không chỉ lây lan nhanh mà còn khiến số chim hoang dã và gia cầm tử vong vì lây nhiễm tăng nhanh không kém.
Tại Vương quốc Anh, xác chim hoang dã rải rác trên các bãi biển ở các hòn đảo ngoài khơi Scotland và bờ biển phía đông trong nhiều tháng, trong khi những con mòng biển rơi xuống từ bầu trời ở Brighton. Trong những tuần của tháng 7 và 8/2022, số lượng “khủng khiếp" chim chết tràn ngập miền Tây Nam Bộ nước Anh.
Các chuyên gia dịch tễ kêu gọi người dân nên tránh xa các loài chim biển bị bệnh hoặc chết (ảnh BBC)
Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã Cornwall đã đưa ra cảnh báo vào tuần trước, kêu gọi người dân tránh xa những loài chim biển bị bệnh hoặc chết và “trong mọi trường hợp không được chạm vào động vật” bằng tay không.
Giáo sư Paul Hunter, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học East Anglia, cho biết vấn đề không phải là cúm gia cầm có gây ra một đợt bùng phát khác ở người hay không, mà là “khi nào”. “Bạn sẽ không bao giờ thực sự có thể dự đoán được khi nào chúng xảy ra, nhưng càng xảy ra nhiều thì rủi ro càng cao.” GS. Hunter cho biết. Ông cũng chia sẻ thêm, có thể sẽ là năm nay, bởi vào tháng 5 vừa rồi, Úc đã phải trải qua một đợt bùng phát cúm mùa. Các đợt bùng phát xảy ra ở Úc sẽ là dấu hiệu cho một đợt bùng phát mới ở Anh vào mùa Đông.
Cùng quan điểm với GS. Hunter, Giáo sư Keith Neal, giáo sư danh dự về dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Nottingham, tin rằng mối đe dọa virus lớn nhất trong mùa đông năm nay ở Anh là cúm mùa thông thường. GS. Neal cho biết, hệ thống miễn dịch của con người đã bị suy yếu sau 2 năm chống chọi với COVID-19 và những tác dụng phụ của giãn cách xã hội. “Có nghĩa là, những con virus tưởng như vô hại cũng có thể có tác động đến sức khỏe của chúng ta.” Ví như, một trong những căn bệnh tưởng đã bị xóa sổ là bại liệt cũng đã quay trở lại, ảnh hưởng tới sức khỏe của những đứa trẻ đang trong độ tuổi lớn của Anh. “Mùa cúm mùa đang tới và cúm gia cầm cũng vậy. Tôi nghĩ, cúm mùa thông thường là căn bệnh chúng ta cần quan tâm trong thời gian tới, nhưng không loại trừ cúm gia cầm sẽ trở thành “dịch” nếu chúng ta không có các biện pháp bảo vệ.” Giáo sư Neal nói.
Bản đồ về đợt bùng phát dịch cúm gia cầm của Vương quốc Anh kể từ tháng 10 năm ngoái. Hình tam giác đại diện cho các mẫu dương tính trong khi các hình tròn cho thấy nơi các loài chim đã thử nghiệm âm tính (Ảnh DailyMail)
Cúm mùa đã được Hippocrates ghi lại từ thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, ho và đau nhức cơ thể đặc trưng. Trải qua nhiều thế kỷ, căn bệnh này vẫn diễn tiến theo mô hình riêng biệt. Số người tử vong do cúm mùa vẫn luốn giữ ở một con số nhất định, đặc biệt là ở nhóm người dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền và trẻ em, nhưng đa phần là triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi. Nhưng sau mỗi thế hệ lại có một biến thể gây ra một đợt bùng phát mới khiến số người chết vì nó tăng mạnh hơn.
Sau đợt đại dịch cuối cùng, với chủng cúm Tây Ban Nha năm 1918, các chuyên gia dịch tễ cho rằng không cần quá lo ngại về nó, bởi họ đã truy nguyên được cách lây nhiễm và đang tìm cách kiểm soát chúng.
Cúm gia cầm thường bắt nguồn từ chim hoang dã, sau đó lây truyền qua một vật nuôi khác, biến đổi, thích nghi và lây nhiễm cho con người. Các loài chim di cư sẽ là vật mang mầm bệnh. Khi chúng tập hợp với nhau để sinh sản, virus sẽ lây lan nhanh trong các con chim rồi lan tới các khu vực khác nhau trên thế giới. Các chủng mới có xu hướng xuất hiện đầu tiên ở Châu Á, sau đó theo 60 loài chim biển, chim nước lan sang Châu Mỹ và Châu Âu, lây nhiễm cho các loài ở đây.
Giống như COVID-19, bệnh cúm lây truyền qua tiếp xúc gần gũi - những giọt nhỏ được hít vào. Tiếp xúc với phân và chất nhầy mũi cũng có thể bị nhiễm virus.
Thông thường, các loài chim hoang dã thường không tự mắc bệnh nghiêm trọng - nhưng có thể dẫn đến chết hàng loạt như khi chúng truyền bệnh cho gia cầm nuôi, đặc biệt là trong các trang trại lớn. Vì vậy, đợt bùng phát ở chim hoang dã lần này là một bí ẩn chưa được giải đáp. Tại sao và làm thế nào mà chủng virus này đã thay đổi để tàn phá các vật chủ hoang dã của nó?
Cho đến nay, đã có 125 đợt bùng phát trên khắp Vương quốc Anh so với 26 đợt bùng phát vào năm 2021. Hàng triệu gia cầm đã bị tiêu hủy và vào tháng 11/2021, ngành chăn nuôi gia cầm của Anh đã phải đóng cửa. Pháp đã có gần 1.000 đợt bùng phát vào mùa đông năm ngoái và Israel phải hứng chịu “thảm họa động vật hoang dã chết chóc nhất trong lịch sử” khi 5.000 con sếu chết vào tháng 12. Cũng có những đợt bùng phát tồi tệ ở Châu Á.
Bình luận của bạn