Có cần bổ sung crom cho cơ thể không?

Crom là một khoáng chất thiết yếu

Trẻ em cần những vitamin, khoáng chất nào và bao nhiêu là đủ?

5 khoáng chất giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

9 dưỡng chất nên bổ sung nếu bạn đang muốn có thai

6 khoáng chất thiết yếu giúp nam giới cải thiện ham muốn tình dục

Vì sao cơ thể cần crom?

Cơ thể không tự sản xuất được crom (chromium), vì vậy bạn chỉ đủ crom thông qua chế độ ăn uống.

Khoáng chất thiết yêu này hỗ trợ vai trò của insulin - một loại hormone quan trọng đối với việc hấp thụ và lưu trữ glucose (đường trong máu). Về cơ bản, bạn cần crom để chuyển đổi thức ăn bạn đã tiêu thụ thành năng lượng một cách đúng cách.

Cơ thể cần bao nhiêu crom?

Theo khuyến nghị năm 1989 về liều lượng tiêu thụ crom mỗi ngày từ Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, thể trạng, trọng lượng và mức độ hoạt động mà có lượng tiêu thụ crom khác nhau.

Bông cải xanh chứa nhiều crom

Lượng hấp thụ crom đủ cho cơ thể dựa trên tuổi và giới tính:

- Trẻ sơ sinh từ  0 - 6 tháng tuổi: 0,2mcg

- Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 5,5mcg

- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 11mcg

- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 15mcg

- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 25mcg (cho bé trai), 21mcg (cho bé gái)

- Thanh thiếu niên từ 14 - 18 tuổi: 35mcg (cho bé trai), 24mcg (cho bé gái)

- Người trưởng thành từ 19 - 50 tuổi: 35mcg (cho nam giới), 25mcg (cho nữ giới)

- Phụ nữ có thai: 30mcg

- Phụ nữ cho con bú: 35mcg

Tiêu thụ quá nhiều crom (hơn 40mcg mỗi ngày) là không cần thiết. Khi bạn ăn thực phẩm nhiều crom, cơ thể có thể bải tiết crom thừa qua đường nước tiểu. Bài tiết khoáng chất cũng tăng lên khi tập thể dục cường độ cao, cơ thể bị nhiễm trùng, đang mang thai, cho con bú, ăn nhiều đường…

Trên thực tế, có rất ít tác dụng phụ liên quan đến việc tiêu thụ lượng crom cao. Độc tính của crom hiếm khi gặp. Crom được tìm thấy ở cả dạng hóa trị ba hoặc Cr 3+ và hexavalent (Cr 6+, rất độc hại và gây đột biến gen khi hít phải, là sản phẩm của ô nhiễm công nghiệp).

Thực phẩm giàu crom tự nhiên

Lý do chính khiến thiếu crom rất hiếm gặp là do chất này được tìm thấy trong rất nhiều loại rau, củ, quả, ngũ cốc, thịt và thậm chí trong rượu vang. Nguồn crom tốt bao gồm bông cải xanh, đậu xanh, khoai tây, táo, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, phô mai, ngô, nho, thịt bò và thịt gia cầm. Bạn cũng có thể nhận được crom từ tỏi, húng quế, thịt gà tây, khoai lang... Men bia là thực phẩm chứa crom đậm đặc nhất, 1 muỗng canh men bia cung cấp 60mcg crom.

Chế độ ăn nhiều đường đơn, trong đó đường đơn chiếm hơn 35% tổng lượng calorie, có thể làm giảm sự hấp thụ crom. Bạn nên hạn chế tiêu thụ loại đường này hoặc tăng cường hấp thụ thực phẩm giàu niacin, vitamin C. Vitamin C có nhiều trong quả mọng, rau lá xanh đậm. Niacin - một loại vitamin B có trong thịt, gia cầm, cá và ngũ cốc.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất