5 khoáng chất giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Ăn gì để làm sạch động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim?

Khói thải động cơ diesel có ảnh hưởng đến trái tim?

Vì sao người bệnh tim mạch nên cẩn thận hơn trong mùa Đông?

7 cách cải thiện sức khỏe tim mạch trong năm mới

Magne

Khoáng chất này có tác dụng cân bằng lượng calci trong cơ thể bởi dư thừa calci có liên quan đến nguy cơ đau tim. Ngoài ra, magne còn đóng vai trò trong gần 300 phản ứng enzyme trong cơ thể. Nó cũng chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát đường huyết, điều hòa huyết áp... Thiếu hụt khoáng chất này có thể dẫn đến các vấn đề như rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng nội mô và tăng huyết áp. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrient chỉ ra rằng, những người có đủ magne có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn so với những người thiếu magne. Không chỉ có lợi cho tim mạch, magne còn có thể giúp bạn tránh được cơn đau nửa đầu và trầm cảm.

Các loại thực phẩm giàu magne bao gồm: Đậu đen, đậu xanh, các loại hạt, rau bina, cải xoăn, chuối, quả mâm xôi, bơ, cá hồi, cá ngừ và cá thu.

Kali

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JCI Insight chỉ ra rằng, quá ít kali trong cơ thể có thể dẫn đến các bệnh tim mạchKhoáng chất này giúp ngăn ngừa vôi hóa mạch máu (calci tích tụ trong các động mạch), làm cứng động mạch và gây ra các vấn đề về tim mạch. Kali cũng giúp điều chỉnh mức huyết áp, giữ nhịp tim ổn định và giảm nguy cơ ngừng tim.

Các loại thực phẩm giàu kali bao gồm: Khoai tây, rau bina, cà chua, khoai lang và bí xanh. Ngoài ra, các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan, hạnh nhân và đậu nành cũng chứa rất nhiều kali. Bạn cũng có thể ăn các loại trái cây như chuối, mơ và cam nếu muốn bổ sung khoáng chất này.

Calci

Khoáng chất này có thể giúp làm giảm huyết áp và cải thiện hoạt động của tim. Nó cũng giúp ích trong việc thư giãn cơ tim, tăng mức cholesterol tốt và giúp kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, bạn phải kiểm soát lượng calci trong cơ thể vì quá nhiều khoáng chất này có thể gây nguy hiểm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người trong độ tuổi 19 - 50 không nên dùng quá 2.500mg calci mỗi ngày, trong khi con số này là 2.000mg cho những người trong độ tuổi 51 - 70.

Các sản phẩm từ sữa là nguồn calci dồi dào mà bạn nên bổ sung

Các loại thực phẩm giàu calci bao gồm: Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua... anh túc, vừng, cần tây, hạt chia, đậu lăng. Bạn cũng có thể ăn hạnh nhân, rau bina và cải xoăn để bổ sung calci.

Niacin

Niacin hay còn gọi là vitamin B3 mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó làm giảm mức cholesterol, giảm viêm khớp và tăng cường chức năng não. Theo Tạp chí Cardiology (Mỹ), niacin có thể giúp giảm quá trình stress oxy hóa và giảm viêm, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra, nó bảo vệ các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy và từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Các loại thực phẩm giàu niacin bao gồm: Bơ, gạo nâu, lúa mì, nấm, đậu xanh, khoai tây, cá hồi và cá ngừ.

Vitamin D

Vitamin D có tác dụng ổn định huyết áp và cải thiện lượng đường trong máu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nanomeesine, vitamin D làm giảm đáng kể tình trạng stress oxy hóa trong các mạch máu. Đáng chú ý, stress oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các bệnh tim mạch.

Các loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: Cá hồi, cá ngừ, sò, tôm, lòng đỏ trứng, nấm và nước cam.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch