Máu màu đỏ nhưng vì sao nhìn mạch máu lại có màu xanh?
Video: Bí quyết để sống sót nếu lỡ bị vật nhọn cắt đứt mạch máu
Dấu hiệu ở chân tố cáo bạn bị bệnh mạch máu ngoại biên
Vì sao tai biến là nỗi ám ảnh của mọi người cao tuổi?
Dùng sản phẩm nào để tránh tái phát tai biến mạch máu não?
Nếu máu có màu đỏ, thì tại sao các mạch máu của chúng ta lại có màu xanh đậm? Đừng để bị lừa, máu của bạn luôn có màu đỏ, dù là khi chảy trong mạch máu hay khi chảy ra từ các vết thương hở.
Các mạch máu có màu xanh là do chúng được bao phủ bởi lớp da của bạn. Da có xu hướng phản xạ nhiều ánh sáng xanh hơn ánh sáng đỏ. Hiệu ứng này còn được khuếch đại hơn do hiện tượng ảo giác. Nhìn vùng da xung quanh mạch máu, bạn sẽ có cảm giác chúng có màu đỏ hơn so với bản thân mạch máu. Chính vì vậy sự tương phản màu sắc sẽ làm tăng sắc xanh của mạch máu.
Trên thực tế, máu luôn có màu đỏ do có chứa sắt. Sắt kết hợp cùng oxy sẽ khiến máu có màu đỏ. Tuy nhiên máu của một số loài động vật lại không như vậy, nguyên nhân là do máu của chúng không giống nhau về thành phần hóa học.
Máu của các loài giáp xác và nhện thường chứa nhiều đồng hơn sắt. Khi đồng kết hợp cùng oxy, chúng sẽ khiến máu có màu xanh. Ngược lại, máu loài đỉa cũng chứa sắt nhưng máu chúng loãng hơn (so với máu người) nên có màu xanh lá cây.
Bình luận của bạn