Mèo cưng tiểu ra máu, “sen” phải làm sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến mèo cưng tiểu ra máu

Mèo cưng có thể mắc bệnh dại không?

Cam chứa nhiều dưỡng chất nhưng không dành cho mèo

Nhà cây rất quan trọng với sức khoẻ mèo cưng, vì sao?

Mèo cưng bị ho liệu có đáng lo?

Nguyên nhân là gì?

Mèo cưng tiểu ra máu có nghĩa, trong nước tiểu chứa một lượng hồng cầu nhất định làm nước tiểu bị đổi màu. Hiện tượng này thường là dấu hiệu của tổn thương hoặc kích ứng các mô thuộc đường tiết niệu. Hệ thống này bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đáng chú ý, một số vấn đề phát sinh ở các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở mèo.

Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của máu trong nước tiểu là dấu hiệu của viêm bàng quang (cystitis), một bệnh lý phổ biến thuộc nhóm bệnh đường tiết niệu dưới ở mèo (feline lower urinary tract disease - FLUTD). Thống kê từ tổ chức bảo hiểm dành cho thú cưng Nationwide Pet Insurance năm 2022 cho thấy, viêm bàng quang là nguyên nhân phổ biến thứ 2 khiến mèo cần được chăm sóc y tế.

Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng nước tiểu có máu ở mèo.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng bệnh lý xảy ra ở mèo, tương tự như ở người và chó, khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây viêm nhiễm tại đường tiết niệu, bao gồm bàng quang hoặc thận. Nguyên nhân chính của nhiễm trùng thường là do vi khuẩn. Quá trình viêm nhiễm này có thể gây tổn thương mô tại các cơ quan bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng chảy máu.

Sỏi

Mèo cưng cũng có thể bị sỏi ở thận hoặc bàng quang. Những viên sỏi này gây tổn thương các mô của đường tiết niệu gây chảy máu.

Chấn thương

Chấn thương cơ thể cũng gây tổn thương đến các mô nhạy cảm của bàng quang ở mèo. Các tác nhân gây chấn thương này bao gồm đánh nhau với vật nuôi khác, té ngã từ trên cao hoặc tai nạn giao thông…

Khối u hoặc ung thư

Mèo cưng có thể mắc một hoặc nhiều khối u ở đường tiết niệu. Có thể đây không phải là các khối u ác tính nhưng chúng vẫn khiến mô tiết niệu tổn thương gây chảy máu.

Hội chứng Pandora

Trước đây, các bác sĩ thú y đã sử dụng các thuật ngữ chung như Bệnh đường tiết niệu dưới ở mèo (FLUTD), Hội chứng tiết niệu ở mèo (FUS) hoặc viêm bàng quang vô căn ở mèo (FIC), trong đó FIC chỉ tình trạng viêm bàng quang không rõ nguyên nhân để chỉ những chú mèo tiểu ra máu.

Tuy nhiên, hiện nay, các bác sĩ thú y lại có xu hướng dùng thuật ngữ "Hội chứng Pandora" để chỉ những tình trạng trên. Cái tên này xuất hiện từ một nghiên cứu năm 2011 của Tiến sĩ Tony Buffington. Nghiên cứu này cho thấy rằng nhiều chú mèo gặp vấn đề về đường tiết niệu cũng đồng thời có các vấn đề sức khỏe khác như ở da, tim, hệ thống nội tiết hoặc hành vi. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng tất cả những rắc rối này có thể bắt nguồn từ một thứ duy nhất: sự căng thẳng.

Phải làm gì khi mèo tiểu ra máu?

Nếu bạn thấy mèo đi tiểu ra máu và có vẻ rất đau đớn hoặc lờ đờ, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức. Chần chừ có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm như tắc nghẽn đường tiểu.

Cần đưa mèo cưng đi khám thú y ngay nếu phát hiện mèo cưng tiểu ra máu.

Cần đưa mèo cưng đi khám thú y ngay nếu phát hiện mèo cưng tiểu ra máu.

Còn trong trường hợp mèo của bạn vẫn bình thường, bạn nên để ý thêm các dấu hiệu khác có thể cho thấy vấn đề ở đường tiết niệu, bao gồm:

- Đi tiểu không đúng chỗ (ngoài khay vệ sinh)

- Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường

- Mỗi lần đi tiểu ra rất ít

- Có vẻ khó khăn khi đi tiểu, phải rặn

- Kêu la khi đi vệ sinh (có thể do đau)

- Liếm vùng sinh dục thường xuyên

- Có chất nhầy hoặc cặn trong nước tiểu

- Có máu trong phân (trường hợp này có thể xảy ra nếu nguyên nhân gây tiểu máu là do rối loạn đông máu)

Ngoài ra, cho dù có thấy các dấu hiệu khác hay không thì “sen” cũng nên cho mèo cưng đi khám thú y càng sớm càng tốt.

Cách giúp mèo ngăn ngừa tình trạng tiểu ra máu

Để phòng ngừa tình trạng tiểu máu cũng như các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu, việc chăm sóc toàn diện cho mèo cưng là điều không thể xem nhẹ. Nên đưa mèo đi khám thú y định kỳ, tối thiểu mỗi năm một lần, nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó có hướng can thiệp kịp thời và hiệu quả. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp với thể trạng và khuyến nghị của bác sĩ thú y sẽ giúp mèo duy trì sức khỏe ổn định và cân nặng lý tưởng.

Song song với đó, sức khỏe tinh thần cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao chất lượng sống của mèo. Một môi trường sống an toàn, nhiều tương tác tích cực và ít căng thẳng sẽ giúp mèo cảm thấy an tâm, vui vẻ, từ đó hỗ trợ cơ thể hoạt động hiệu quả và phòng tránh bệnh tật tốt hơn.

 
Hà Chi (Theo Daily Paws)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn cùng nhà