Viêm dạ dày ruột: Nguyên nhân và cách đối phó

Bạn có thể bị viêm dạ dày ruột khi nhiễm virus như norovirus, adenovirus

Cách điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày ruột do vi khuẩn

Biến chứng nguy hiểm của viêm dạ dày ruột do vi khuẩn

6 cách đối phó với tình trạng viêm dạ dày ruột

Chó là vật nuôi trung gian gây viêm dạ dày ruột cho người?

Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột

- Nhiễm virus: Bạn có thể bị viêm dạ dày ruột khi nhiễm virus như norovirus, adenovirus.

- Ngộ độc thực phẩm: Ăn những thực phẩm bị nhiễm campylobacter, salmonella và E coli có thể gây viêm dạ dày ruột. Thịt, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa, trứng, động vật có vỏ là những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất.

Triệu chứng viêm dạ dày ruột

- Triệu chứng chính của bệnh thường là tiêu chảy và nôn mửa

- Một số trường hợp còn có máu hoặc chất nhầy trong phân

- Đau bụng thường xuyên, đau dữ dội trước khi đi ngoài và giảm đau sau khi đi

- Sốt cao, mệt mỏi và đau nhức cơ bắp

- Nếu bạn thấy rất mệt, khó thức dậy, mắt trũng, da xanh xao, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, da khô, lưỡi khô, rất có thể bạn đã bị mất nước và cần được điều trị ngay.

Bị viêm dạ dày ruột, khi nào cần đi khám? 

Thông thường, nếu các triệu chứng không suy giảm sau 48 đến 72 giờ, bạn cần đi khám ngay. Bạn nên đi khám khi nhận thấy những dấu hiệu sau: 

- Bạn nghĩ rằng mình đang bị mất nước

- Có máu trong phân hoặc nôn ra máu

- Đau bụng dữ dội

- Sốt cao liên tục 

- Bị nôn nhiều

- Bạn đang mang thai

- Có hệ miễn dịch suy yếu như bị nhiễm HIV hoặc đang điều trị bằng thuốc steroid hoặc hóa trị   

- Người trên 65 tuổi

- Mắc bệnh đái tháo đường, bệnh viêm ruột, động kinh và bệnh thận.

Điều trị viêm dạ dày ruột như thế nào? 

Thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm dần mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

- Bạn cần bổ sung chất lỏng để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Mất nước nghiêm trọng có thể cần điều trị. Bạn hãy cố gắng uống khoảng 250ml chất lỏng sau mỗi lần tiêu chảy, ngoài lượng nước bạn vẫn uống.

Người bị viêm dạ dày ruột dễ bị mất nước nên cần phải uống nước thường xuyên

- Nếu bị nôn mửa, sau 10 phút hãy cố gắng uống bù lượng nước đó, uống thật chậm để tránh buồn nôn.

- Nên tránh đồ uống có nhiều đường vì đôi khi chúng làm bệnh tiêu chảy nặng hơn. Người già và người mắc bệnh mạn tính nên uống bù nước.

- Không uống rượu và tránh thức ăn cay, nhiều dầu mỡ.

- Nên ăn các bữa ăn, ăn nhẹ. Bạn không cần phải ăn nếu không cảm thấy đói. 

- Uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ (nếu có).

Phòng tránh bệnh viêm dạ dày ruột lây lan như thế nào?

Luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh lây lan bệnh

Để phòng tránh sự lây lan bệnh nhiễm trùng, bạn cần phải tuân thủ các quy tắc vệ sinh sau đây:

- Luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu bị mắc bệnh, tốt nhất là không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác.

- Không dùng chung khăn tắm. Nếu có thể, hãy xin nghỉ ở nhà cho đến khi hết tiêu chảy và nôn mửa. 

- Rửa sạch dụng cụ nấu ăn, dao, thớt đã từng dùng để chế biến thịt và thịt gia cầm bằng xà phòng và không để các loại thực phẩm khác tiếp xúc với chúng.

- Không ăn đồ sống hoặc thực phẩm bán trên vỉa hè, chỉ uống nước đóng chai hoặc nước đun sôi.

- Tránh cho thêm đá vào đồ uống.

Trịnh Tây H+ (Theo netdoctor)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm