Cảnh giác với bệnh viêm gan siêu vi A

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khẳng định chưa có trái cây nhiễm khuẩn nhập khẩu vào Việt Nam (Ảnh minh họa)

Ăn uống cẩn thận, chớ để “vận” viêm gan A vào người

Kiểm tra việc nhập trái cây Trung Quốc nghi gây viêm gan A

Úc phát hiện ổ viêm gan A dính tới hàng Trung Quốc

Ổ viêm gan A nghi từ trái cây Trung Quốc đang làm rúng động Australia. Khoảng 450.000 người Australia đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh sau khi tiêu thụ các sản phẩm trái cây đóng gói xuất xứ Trung QuốcSố người chẩn đoán mắc bệnh đã gia tăng từ 18 lên 21 người. Với thời gian ủ bệnh lên đến 7 tuần, các chuyên gia lo ngại nhiều trường hợp sẽ phát bệnh trong thời gian tới.

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp Việt Nam đã kiểm tra và thông báo loại trái cây đông lạnh xuất xứ Trung Quốc nghi gây nhiễm virus viêm gan tại Australia chưa nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên Cục khuyến cáo người tiêu dùng nên cảnh giác vì trái cây nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam khá nhiều.

Viêm gan là căn bệnh đã được cảnh báo từ xa xưa, có thể gây xơ gan, ung thư gan

Từ thời Hippocrates, một loại bệnh vàng da gây dịch, lây lan qua đường tiêu hóa đã được mô tả. Đến thế kỷ 17 và 18, những trận dịch viêm gan đầu tiên được ghi nhận ở Châu Âu, thường xảy ra ở những nơi tập trung đông người, điều kiện vệ sinh kém, lúc có chiến tranh... Khi ấy, một loại siêu vi lây qua đường tiêu hóa là nguyên nhân gây bệnh đã được nghĩ tới. Năm 1973, bằng kính hiển vi điện tử, các nhà khoa học đã quan sát được siêu vi gây bệnh, đặt tên là siêu vi viêm gan A, hay gọi là siêu vi A hoặc HAV (Hepatitis A virus).

Siêu vi A có khả năng sống nhiều tuần trên những vật dụng khô ráo ở nhiệt độ phòng, nhiều năm ở nhiệt độ - 20 độ C, bị hủy ở nhiệt độ sôi trong 5 phút. Siêu vi A có thể hiện diện nhiều ngày đến nhiều tuần trong sò, ốc, nước thải, đất cát, nước biển… mà vẫn giữ nguyên tính lây nhiễm.

Nhiều trận dịch viêm gan siêu vi A do ăn phải hải sản không nấu chín đã được ghi nhận. Siêu vi A được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới. Siêu vi lây nhiễm từ người sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa, liên quan đến vệ sinh cá nhân; sống đông đúc, chật hẹp; vệ sinh thực phẩm, môi trường kém. Phương tiện lây truyền là nước uống, sữa, bánh, hải sản, trái cây, thức ăn đông lạnh… Ở các nước đang phát triển, nhiễm siêu vi A xảy ra rất sớm trong lứa tuổi nhi đồng và thường không có triệu chứng. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Mỹ, châu Phi và các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao của siêu vi viêm gan A.

Khi xâm nhập vào cơ thể người khoảng 2- 4 tuần, siêu vi A có thể gây bệnh viêm gan siêu vi A. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp, kéo dài không quá 6 tháng, thường diễn tiến lành tính, tự giới hạn rồi khỏi bệnh. Biểu hiện của bệnh rất thay đổi, đa số không có triệu chứng bất thường. Một số trường hợp có triệu chứng điển hình với sốt (trước khi xuất hiện vàng da), mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, đau tức vùng bẹ sườn bên phải (do gan sưng to, đau), vàng da, vàng mắt, tiểu sậm. Các triệu chứng này kéo dài khoảng vài tuần rồi giảm dần và biến mất, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Rất hiếm khi bệnh diễn tiến tối cấp với vàng da niêm sậm, xuất huyết, hôn mê, gan teo... gây tử vong nhanh chóng trong vài ngày.

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có thể phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị nếu được phát hiện sớm bởi các bác sỹ chuyên khoa

Bệnh viêm gan siêu vi A hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là các biện pháp điều trị hỗ trợ. Khi bệnh diễn tiến nặng, tối cấp, cần cho bệnh nhân nhập viện để điều trị hồi sức cấp cứu tích cực.

Để phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi A, có thể áp dụng các nguyên tắc chung về phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tiêu hóa. Cần rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được bảo đảm an toàn, vệ sinh trong sản xuất, chế biến, bảo quản… Việc chủ động tiêm chủng để tạo miễn dịch chống siêu vi cũng nên thực hiện để  phòng tránh bệnh có hiệu quả.

 

 

Viêm gan siêu vi là bệnh gan thường gặp do các loại siêu vi sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ tìm đến gan, gây tổn thương viêm và hoại tử các tế bào gan. Đến nay, có ít nhất 6 loại siêu vi gây viêm gan được xác định và được đặt tên là A, B, C, D, E, G. Bệnh viêm gan do siêu vi nào gây ra sẽ mang tên của siêu vi đó.



Tâm Anh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa