Viêm tụy: Nguyên nhân, dấu hiệu & những điều cần biết khi bị viêm tụy

Viêm tụy là một bệnh nguy hiểm với số ca tử vong ở khoảng 10% các trường hợp mắc bệnh.

Sỏi mật có thể nhầm với viêm tụy

Viêm tụy cấp: Biến chứng nguy hiểm của sỏi mật

Uống nhiều rượu bia: Coi chừng viêm tụy cấp!

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy không nên bỏ qua

Tại sao bạn lại bị viêm tụy?

Một số bệnh nhân bị viêm tụy không có nguyên nhân rõ ràng hay có kết nối với bất kỳ bệnh nào khác. Các nguy cơ phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm tụy là hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, tác dụng phụ từ một số loại thuốc, bệnh tự miễn, nồng độ triglyceride trong máu cao và có vấn đề sỏi mật.

Dấu hiệu nhận biết viêm tụy

Các triệu chứng của viêm tụy bao gồm các cơn đau (tăng dần hoặc đột ngột) ở vùng bụng trên, đặc biệt các cơn đau thường trở nên tệ hơn sau khi ăn. Một số triệu chứng khác có thể kể đến như các cơn đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn mửa và mạch đập nhanh. Viêm tụy cấp có thể xuất hiện một số triệu chứng tương tự như viêm ruột thừa, sỏi mật,… yêu cầu phải được xử lý y tế ngay lập tức.

Viêm ruột thừa, sỏi mật có thể là triệu chứng của viêm tụy cấp.

Điều trị viêm tụy

Khi bị viêm tụy  nặng, người bệnh sẽ được chèn ống bỏ qua tuyến tụy, đưa thức ăn đã được tiêu hóa trực tiếp đến ruột non. Bệnh nhân bị viêm tụy nhẹ hơn cần phải được truyền dịch chứ không được ăn thức ăn qua đường miệng. Sau khi được điều trị, bệnh nhân cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm nguy cơ tái bùng phát bệnh.

Chế độ ăn cho người bị viêm tụy

Những bệnh nhân hồi phục sau viêm tụy cấp tính cần bắt đầu chế độ ăn với các món lỏng, như nước xương hoặc gelatin. Nếu cơ thể có thể tiếp nhận tốt chế độ ăn này, bệnh nhân có thể thêm các thực phẩm khác.

Chế độ ăn nên thực hiện sau khi bị viêm tụy:

- Chế độ ăn giàu protein, ít chất béo (không quá 30gr chất béo 1 ngày).

- Ăn nhiều bữa ăn nhỏ hơn và ăn thường xuyên hơn.

- Bỏ hút thuốc lá.

- Giảm cân (nếu bạn đang thừa cân).

- Không uống rượu.

Người bị viêm tụy cần tránh các chất béo từ:

- Thịt đỏ, thịt lợn, thịt cừu và thịt vịt.

- Các loại dầu ăn, bao gồm cả dầu olive và dầu trong các loại thực phẩm chiên rán.

- Thực phẩm từ sữa như các loại pho mát, bơ thực vật, bơ, kem, sữa.

- Tất cả các loại hạt và các loại bơ từ hạt.

Vi Bùi H+ (Theo Sharp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa