Việt Nam - Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác phát triển ứng dụng AI & DX trong lĩnh vực Y tế

Diễn đàn hợp tác và đối tác AI & DX trong lĩnh vực Y tế Việt Nam và Hàn Quốc năm 2023

Các ĐBQH tham quan Viện Thực phẩm chức năng (VIDS)

Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng về chế độ chính sách với cán bộ y tế

Ca mắc tay chân miệng tăng, Bộ Y tế yêu cầu siết chặt phòng chống dịch

Bộ Y tế: Thuốc nhập khẩu điều trị bệnh tay chân miệng nặng sắp về Việt Nam

Những chính sách y tế mới có hiệu lực từ tháng 6/2023

Diễn đàn do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin Hàn Quốc chủ trì diễn ra với hy vọng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác phát triển chung nhằm mục đích trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số của Y tế hai nước. Đây còn là dịp để các bộ, ngành, cơ quan khối nhà nước cũng như các doanh nghiệp khối tư nhân của hai nước cùng nhau chia sẻ các thông tin liên quan đến những ứng dụng của AI & DX trong y tế. Đồng thời, đến tham dự diễn đàn, các đại biểu và khách mời cũng được xem, tìm hiểu và trải nghiệm sản phẩn có ứng dụng AI trong lĩnh vực Y tế của hàn Quốc.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bùi Thế Duy và Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin Hàn Quốc, Park Yun Gyu đi tham quan gian trưng bày ứng dụng công nghệ AI trong y tế của các doanh nghiệp Hàn Quốc - Ảnh: Đức Bình/ Sức khỏe+

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bùi Thế Duy và Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin Hàn Quốc, Park Yun Gyu đi tham quan gian trưng bày ứng dụng công nghệ AI trong y tế của các doanh nghiệp Hàn Quốc - Ảnh: Đức Bình/ Sức khỏe+

Sau phần tuyên bố khai mạc của Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin Hàn Quốc, Park Yun Gyu, ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã phát biểu: “Tôi thực sự ấn tượng khi cùng Thứ trưởng Park Yun Gyu khi đi tham quan các gian trưng bày tại đây và được chứng kiến, trải nghiệm những thành tựu về công nghệ AI và chuyển đổi số ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống và đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe. Điều đó mở ra nhiều những hy vọng mới trong chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Thời gian vừa qua, sự phát triển của công nghệ số, ở các đơn vị, doanh nghiệp lớn về trí tuệ nhân tạo đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung cũng như kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Việt Nam và Hàn Quốc vừa công bố nâng tầm quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia thì những sự hợp tác như về công nghệ chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, đặc biệt trong lĩnh vực Y tế như ngày hôm nay cần được thúc đẩy. Công nghệ số giúp tích lũy tất cả tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, điều đó giúp cho công việc của chúng ta tốt hơn, thuận lợi hơn.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bùi Thế Duy phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: Đức Bình/ Sức khỏe+

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bùi Thế Duy phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: Đức Bình/ Sức khỏe+

Trong lĩnh vực Y tế cũng vậy, một chuyên gia, bác sĩ dù giỏi đến đâu thì cũng chỉ có một quỹ thời gian hữu hạn trong đời và một bộ não để tích lũy kinh nghiệm. Nhưng trí tuệ nhân tạo cho phép tích lũy được kinh nghiệm chữa bệnh của hàng nghìn, hàng triệu chuyên gia y tế từ rất nhiều các quốc gia khác nhau. Do đó, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế càng cần được hợp tác, triển khai từ nhiều quốc gia. Từ đó sẽ mang lại nhiều hy vọng hơn cho người bệnh, người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn”.

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Chúng tôi đã thống nhất bắt đầu tự sự kiện ngày hôm nay cũng như sự kiện “Ngày hội trí tuệ” được tổ chức hàng năm (bắt đầu từ tháng 9 tới tại TP.HCM), chúng tôi sẽ có những cuộc triển lãm để cho không chỉ cho các chuyên gia mà cả người dân sẽ có thể tiếp cận trí tuệ nhân tạo, hiểu hơn về các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Tôi mong các đơn vị doanh nghiệp của Hàn Quốc ngày hôm nay cũng sẽ góp mặt ở chương trình sắp tới ấy. Từ đó mở ra như sự hợp tác với các đơn vị doanh nghiệp, khoa học của Việt Nam.

Chúng tôi cũng thống nhất xây dựng các khung về đạo đức, khung về ứng dụng trí tuệ nhân tạo một cách có trách nhiệm để các ứng dụng này thực sự góp phần giúp đỡ con người. Tôi khẳng định rằng sẽ không có chuyện trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người mà chỉ là kho lưu trữ tri thức giúp đỡ con người, đặc biệt trong lĩnh vực Y tế cũng như tạo nên sự công bằng trong việc chăm sóc y tế cho người dân Việt Nam từ thành thị tới những vùng sâu vùng xa”.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn chụp ảnh lưu niệm - Ảnh: Đức Bình/ Sức khỏe+

Các đại biểu tham dự Diễn đàn chụp ảnh lưu niệm - Ảnh: Đức Bình/ Sức khỏe+

Cũng tại Diễn đàn, ngoài những chia sẻ về ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế của các đại diện tới từ Hàn Quốc, các khách mời còn được lắng nghe những chia sẻ từ phía các đại diện của Việt Nam. Bên cạnh phần trình bày về quyết tâm của Chính phủ trong việc chuyển đổi số và chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế, chiến lược của Chính phủ trong quản lý điện tử, ứng dụng các phần mềm thông minh trong các lĩnh vực hợp tác quốc tế của TS. Trần Anh Tú - Phó cục trưởng Cục Công nghệ cao bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam; chủ đề “Định hướng sức khỏe số của Viện Ung thư Quốc gia và hợp tác nghiên cứu với KT về AI Y tế trong chăm sóc bệnh ung thư và ung thư tuyến giáp trực tuyến" của PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương - Phụ trách Viện ung thư Quốc gia; PGS. Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng chia sẻ về nội dung “Định hướng sức khỏe số của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác nghiên cứu AI Y tế trong chăm sóc bệnh tiểu đường và ung thư vú với KT - Hàn Quốc”.

PGS. Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chia sẻ tại diễn đàn về chuyển đổi số và ứng dụng AI trong Y tế - Ảnh: Đức Bình/ Sức khỏe+

PGS. Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chia sẻ tại diễn đàn về chuyển đổi số và ứng dụng AI trong Y tế - Ảnh: Đức Bình/ Sức khỏe+

PGS. Nguyễn Lân Hiếu cho biết: “Ở Việt Nam hiện nay, số lượng người cao tuổi đang tăng rất nhanh dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng lớn. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, sự chuyển đổi mô hình bệnh tật cũng là rất rõ ràng, từ bệnh lây nhiễm sang không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính tắc nghẽn… Vì vậy việc ứng dụng công nghệ AI là thách thức và cũng là cơ hội rất lớn cho ngành y của chúng ta.

Với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi là bệnh viện đầu tiên khai trương dịch vụ khám chữa bệnh từ xa và từ đó tạo nên một trào lưu rất mạnh trong suốt thời gian diễn ra đại dịch. Ứng dụng tôi cho là hay nhất là hội chẩn từ xa Telehealth. Nó cho phép nhiều nhóm bác sĩ từ nhiều bệnh viện khác nhau cùng hội chẩn online thay vì 2 bác sĩ, 2 bệnh viện khác nhau như trước đây. Từ đó tạo nên uy tín cho các bệnh viện từ thành phố tới địa phương và giúp đỡ trực tiếp cho người bệnh đang được hội chẩn và người dân hiểu hơn về sự kết nối y tế là không giới hạn, họ sẽ tin tưởng và an tâm hơn. Công nghệ mới này giúp chúng tôi có thể khám bệnh từ xa hay khám bệnh tại nhà cho người dân một cách hiệu quả hơn”.

 
Đức Bình
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội