Thuốc nhập khẩu điều trị các ca tay chân miệng nặng sắp về Việt Nam - Ảnh: Livescience.
Làm gì với phỏng nước tay chân miệng ở trẻ em?
Chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ đơn giản và hiệu quả
Nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng
Nguy cơ "cạn" thuốc điều trị tay chân miệng
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 9.000 trường hợp mắc tay chân miệng trong đó có 3 trường hợp tử vong. Số mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận sự xuất hiện của virus Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.
Chỉ tính riêng tại TP. HCM, trong tuần cuối tháng 5, đã ghi nhận gần 160 ca bệnh tay chân miệng. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca bệnh không nhiều hơn nhưng lại có tỉ lệ ca nặng cao hơn bình thường.
Đáng chú ý, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã ghi nhận một trẻ 5 tuổi (ngụ tỉnh Kiên Giang) vừa tử vong vào ngày 31/5, nghi mắc tay chân miệng độ 4. Ngành y tế TP.HCM lo ngại bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao trong thời gian tới dẫn tới nguy cơ thiếu thuốc điều trị tay chân miệng nặng.
Trong điều trị bệnh tay chân miệng, các bệnh viện đều có phác đồ điều trị và phân ra các cấp độ bệnh để tùy theo độ nào sẽ sử dụng loại thuốc và can thiệp tương ứng. Đối với các ca nặng sẽ sử dụng Phenobarbital truyền tĩnh mạch và Gamma Globulin truyền tĩnh mạch.
Theo báo Tuổi trẻ, bác sĩ Dư Tuấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: "Hầu như các bệnh viện cả nước đều không có thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch. Tại khoa chúng tôi, do không có thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch nên tạm thời chuyển sang thuốc uống. Đây là phương án thay thế thuốc điều trị, chứ hiệu quả điều trị không bằng thuốc dịch truyền".
Được biết, từ 2-3 năm trước, tình trạng khan hiếm thuốc này đã được cảnh báo, các bệnh viện phải san sẻ thuốc cho nhau để sử dụng. Hiện còn thuốc dạng uống nhưng không hiệu quả bằng thuốc dạng dịch truyền.
Trước tình hình đó, ngày 3/6, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế và Cục Quản lý dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị tay chân miệng, nhất là hai loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch.
Dự kiến tháng 7 có thuốc nhập khẩu điều trị tay chân miệng về Việt Nam
Liên quan đến bệnh tay chân miệng, ngày 5/6, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, đã nhận được công văn của Sở Y tế TP.HCM về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.
Sau khi rà soát, Cục Quản lý Dược thông tin về việc cung ứng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng nặng như sau:
Đối với thuốc chứa Immunoglobulin
Hiện nay, có 13 thuốc chứa Immunoglobulin được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam. Theo báo cáo của các cơ sở nhập khẩu, số lượng thuốc Immunoglobulin tồn và có kế hoạch nhập khẩu về Việt Nam bao gồm:
- Thuốc Human normal Immunoglobulin 100 mg/ml do Công ty Zuellig Pharma Việt Nam nhập khẩu còn 2.344 hộp loại 250 ml và 215 hộp loại 50 ml. Dự kiến giữa tháng 8, nhà sản xuất tiếp tục cung ứng cho Việt Nam 2.000 hộp loại 250 ml.
- Thuốc Human normal Immunoglobulin 5% do Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Duy Anh nhập khẩu, hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) còn tồn 300 lọ. Dự kiến cuối tháng 7, nhà sản xuất cung ứng cho Việt Nam 5.000-6.000 lọ.
Đối với thuốc Phenobarbital
Hiện có một loại thuốc Phenobarbital do Công ty cổ phần Dược Danapha sản xuất được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, cơ quan này đã cấp phép cho Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương CPC1 nhập khẩu thuốc Barbit, là thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt.
Báo cáo của công ty là sẽ có 21.000 ống thuốc (Phenobarbital 200 mg/ml) về Việt Nam vào đầu tháng 7.
Để đảm bảo công tác cung ứng đủ thuốc cho điều trị, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP.HCM thực hiện xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc phù hợp với thực tế để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, đảm bảo công tác khám, chữa bệnh.
Đồng thời, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động liên hệ với cơ sở nhập khẩu để dự trù, đặt hàng, mua sắm và dự trữ thuốc theo đúng quy định. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo nguồn cung về thuốc.
Bình luận của bạn