Lao động nữ được khám phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ theo chính sách mới về y tế có hiệu lực từ tháng 6/2023. Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức Khỏe.
Hội nghị vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản
Quy định mới về bảo hiểm xã hội trong lĩnh vực y tế
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành chính sách đặc thù với nhân viên y tế
Những chính sách liên quan đến người lao động có hiệu lực từ năm 2021
Không được sử dụng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp
Theo Nghị định số 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-C về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp có hiệu lực thi hành từ ngày 20/6, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đảm bảo tối thiểu 20% doanh thu bán hàng đa cấp trong một năm tài chính là doanh thu từ khách hàng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó.
"Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế; không cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh", Nghị định nêu rõ.
Bên cạnh đó, Nghị định 18 cũng bổ sung quy định trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại địa phương, doanh nghiệp phải có trách nhiệm chỉ định một cá nhân cư trú tại địa phương làm đầu mối làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương đó.
Doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương trong trường hợp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp trên phạm vi toàn quốc.
Nghị định mới cũng bổ sung quy định trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên hoặc theo hình thức trực tuyến, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có trách nhiệm thông báo tới Sở Công thương tỉnh, thành trước khi thực hiện.
Ngoài ra, bổ sung thêm điều kiện: Trong trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên hoặc cổ đông, tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đó phải có thời gian hoạt động bán hàng đa cấp trong thực tế tối thiểu là 3 năm liên tục ở một nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thay đổi hồ sơ khám sức khỏe
Một chính sách mới về y tế có hiệu lực từ tháng 6/2023 là Thông tư số 09/2023/TT-BYT của Bộ Y tế, quy định về nội dung khám sức khoẻ, trong đó có hồ sơ khám sức khỏe của người khám sức khỏe định kỳ sẽ được sửa đổi, bổ sung một số điều vào phụ lục của Thông tư 14/2013/TT-BYT.
Trong đó, thay đổi mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ tại Thông tư 14/2013/TT-BYT cũ đã được thay thế bằng mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ mới tại phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BYT.
Đối với các trường hợp khám sức khỏe định kỳ được khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ. Cụ thể, khám nội khoa (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận - tiết niệu, nội tiết, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần); mắt; tai mũi họng; răng hàm mặt; da liễu; phụ sản…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/6.
Lao động nữ được khám phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ
Theo Phụ lục 3b của Thông tư 09/2023/TT-BYT của Bộ Y tế (đã đề cập ở phần trên) có hiệu lực từ ngày 20/6, lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản, gồm 4 nội dung:
- Khám phụ khoa;
- Sàng lọc ung thư cổ tử cung;
- Siêu âm tử cung - phần phụ (khi có chỉ định của bác sĩ khám).
Bình luận của bạn